Ung thư là kẻ “hủy diệt kinh tế” hàng đầu thế giới cũng như dẫn đầu trong các nguyên nhân gây tử vong. Đây là nội dung mà Hiệp hội ung thư Mỹ công bố tại Hội thảo ung thư toàn cầu được tổ chức ở Trung Quốc trong tuần này.



Chiếm 1,5% GDP thế giới 
 
“Sự tốn kém trong điều trị và làm mất khả năng lao động, cướp đi sự sống của ung thư nhiều hơn AIDS, bệnh sốt rét, bệnh cúm và các bệnh lây truyền”, báo cáo chỉ rõ.

 

Theo ông Rachel Nugent, TT Phát triển toàn cầu, những bệnh mãn tính gồm ung thư, tim mạch và tiểu đường là thủ phạm gây ra hơn 60% số trường hợp tử vong trên toàn thế giới và tiêu tốn gần 3% chi phí điều trị công và tư của ngành y tế toàn cầu.

 

Tiền bạc không chỉ bị lấy đi trong quá trình chiến đấu với những bệnh lây truyền mà còn phải dành rất nhiều cho ung thư. Cụ thể, theo báo cáo, tài chính cho ung thư năm 2008 là 895 tỉ đô la - chiếm khoảng 1,5% GDP thế giới - chưa kể những người tàn tật và đã tử vong vì ung thư trong năm đó. Trong đó, riêng ung thư phổi đã tiêu tốn 180 tỉ đô la. Những người hút thuốc cũng tử vong sớm hơn những người không hút thuốc trung bình là 15 năm.

 

Tổ chức Y tế thế giới đã dự báo xa rằng ung thư sẽ vượt qua bệnh tim trong năm nay cũng như dẫn đầu trong các nguyên nhân gây tử vong (bệnh tim hiện đứng thứ 2 sau ung thư, với chi phí cũng lên tới 753 tỉ đô la). Khoảng 7,6 triệu người đã chết vì ung thư năm 2008 và khoảng 12,4 triệu trường hợp mắc mới được chẩn đoán mỗi năm.

 

Hút thuốc lá và béo phì cũng làm gia tăng số trường hợp mắc các bệnh mãn tính, trong khi vắc-xin và các cách điều trị tốt hơn đã giúp giảm dần số trường hợp viêm nhiễm.

 
Chống ung thư đừng quên bệnh lây truyền 
 

Rất nhiều nhóm đang đẩy mạnh sự chú ý đối với các bệnh gây chết người không phải do lây truyền. Và Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ có 1 cuộc họp mỗi năm kể từ nay cho vấn đề các bệnh nghiêm trọng không phải do lây truyền. Một số chuyên gia chính sách tại Mỹ còn so sánh ung thư với các sáng kiến toàn cầu mà có thể dẫn tới sự gia tăng lớn về chi phí dành cho AIDS trong gần 1 thập kỷ qua.

 

“Điều này cần được thảo luận tại Hội đồng Liên hợp quốc (UN). Chúng ta sẽ phản ứng như thế nào với chứng bệnh này”, BS Andreas Ullrich, chuyên gia y tế về kiểm soát ung thư của WHO, nói. Câu trả lời là “không chỉ chiến đấu đơn phương với từng loại bệnh” mà phải là sự hợp tác của các vùng và cần phải chú trọng cả ung thư và các bệnh viêm nhiễm chẳng hạn như ung thư cổ tử cung và HPV.

 

Báo cáo này đã cho thấy những nỗ lực to lớn đầu tiên nhìn nhận dưới góc độ kinh tế và năng suất toàn cầu. Báo cáo do quỹ Livestrong của vận động viên nổi tiếng Lance Armastrong thực hiện và dự kiến sẽ được đăng tải trong 1 tạp chí khoa học và công bố tại Hội thảo Ung thứ giới tổ chức tại Trung Quốc.

 

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục