Từ môi trường được chăm chút ở nhà, trẻ phải tự giác, tự lực ở trường. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì “bón tận miệng con còn chẳng ăn thì ở lớp ăn làm sao”. Dưới đây là lời khuyên của BS Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 1:

 
Ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng và đúng giờ

Không ăn sáng. Hậu quả là đến giờ học sẽ bị hạ đường huyết trẻ sẽ bị mệt mỏi, không tập trung có thể bị xỉu.

 

Mẹ cho tiền ăn vặt. Khi ăn ăn vặt thì không đủ dinh dưỡng và trẻ sẽ bỏ ăn bữa trưa.

 

Buổi chiều đón con phụ huynh thường “bù” bằng cách cho uống sữa hay nước ngọt làm cho trẻ lại bỏ ăn bữa chiều.

 

Ăn thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh ít rau và trái cây, nhiều ngọt, nhiều béo nên trẻ có nguy cơ béo phì nhưng lại thiếu vi chất dinh dưỡng.

 

Ép những thức ăn mà trẻ không thích. Chẳng hạn như “thực phẩm thông minh”, làm cho trẻ “sợ ăn”.

 

Không cho trẻ uống sữa. Điều này sẽ gây thiếu canxi.

 

Cách chăm sóc dinh dưỡng:

 

Ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng và đúng giờ.

 

Ăn thức ăn lành mạnh.

 

Ngủ đủ giấc, ngủ trước 10 giờ tối để sáng dậy sớm, ăn được bữa ăn sáng ở nhà.

 

Xem tivi dưới một giờ trong một ngày, hoạt động ngoài trời trên hai giờ/ngày thì trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.

 

Học vừa sức, tránh ép trẻ học cũng như ăn quá nhiều.

 

                                                                                  Theo Dantri

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục