Lần đầu tiên, một chương trình chăm sóc toàn diện giảm nhẹ cho người nhiễm HIV/AIDS được thực hiện, với kết quả ban đầu vượt xa mong đợi. Đặc biệt hơn, chương trình này lại được triển khai tại một bệnh viện huyện đảo xa xôi, nơi từng có thời gian được gọi là vùng “đất chết” vì ma túy và HIV.

 

Đã xế chiều, dù trời mưa tầm tã nhưng tại Phòng khám tư vấn HIV/AIDS ngoại trú, Bệnh viện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vẫn có khá đông bệnh nhân tới khám. Trong bệnh viện, nhiều tốp bệnh nhân đang tập dưỡng sinh, tập thiền. Trò chuyện với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Xuân Sìu, Trưởng phòng Khám tư vấn HIV/AIDS ngoại trú cho biết, dưỡng sinh và thiền là một trong những phương pháp của chương trình chăm sóc toàn diện được chúng tôi áp dụng gần một năm qua với bệnh nhân nhiễm HIV và bệnh nhân tâm thần có HIV/AIDS.

Ít ai ngờ rằng, trong số hơn 150 bệnh nhân HIV đã và đang theo tập dưỡng sinh tại phòng khám, có không ít người đã từng bi quan, chán nản. Thế nhưng, nhờ được các y bác sĩ nơi đây tận tình giúp đỡ, chăm sóc kết hợp với việc tập dưỡng sinh mà không ít người đã thực sự “ hồi sinh”. Như trường hợp của anh Nguyễn Văn Khanh, ở Đông Xá, Vân Đồn. Từ một thanh niên khỏe mạnh, có công ăn việc làm tử tế, bỗng nhiên mọi thứ đều đổ sập xuống khi anh nhận kết quả xét nghiệm mình bị nhiễm HIV và cũng vì vậy, cô người yêu bỏ đi mất. Quá sốc, anh Khanh trở nên trầm cảm, tuyệt vọng và đã 2 lần tự tử nhưng không chết. Thế rồi, anh được người nhà đưa tới Phòng khám tư vấn HIV/AIDS ngoại trú, sau gần 8 tháng được dùng thuốc ARV, kết hợp với tập dưỡng sinh và sự tư vấn, chăm sóc tận tình của cán bộ y tế, anh Khanh đã phục hồi…

Bác sĩ Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Vân Đồn, người nhiều năm gắn bó với vùng đảo xa xôi này tâm sự: Đi đôi với phát triển kinh tế, nhiều tệ nạn xã hội ở Vân Đồn cũng nảy sinh, phức tạp, nhất là tình trạng nghiện ma túy và nhiễm HIV.

“Khoảng 5 năm về trước, nhiều người còn ví Vân Đồn là vùng “đất chết” vì tháng nào ở cái huyện đảo này cũng có vài đám tang của người nhiễm HIV, nếu không cũng là chết vì sốc ma túy…”, BS Hùng nhớ lại. Điều này cũng đã thôi thúc chính quyền địa phương, cũng như các y bác sĩ của Bệnh viện Vân Đồn phải làm điều gì đó để vơi đi nỗi đau của những gia đình, người bệnh không may nhiễm căn bệnh thế kỷ.

Thế rồi bằng quyết tâm và cả sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế, Phòng khám tư vấn HIV/AIDS ngoại trú, Bệnh viện Vân Đồn ra đời, với chức năng chăm sóc, hỗ trợ điều trị thuốc kháng virus ARV cho người nhiễm HIV ở Vân Đồn và những người chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chưa dừng lại ở đó, để chăm sóc bệnh nhân HIV được tốt hơn, cuối năm ngoái, chương trình chăm sóc toàn diện giảm nhẹ cho bệnh nhân HIV được áp dụng.

Sau khi phòng khám và chương trình chăm sóc toàn diện đi vào hoạt động, đến nay đã có 637 người nhiễm HIV/AIDS ở Vân Đồn được hỗ trợ, trong đó hơn 400 bệnh nhân được dùng thuốc ARV hàng ngày. Để làm được việc này đòi hỏi y bác sĩ của phòng khám phải chu đáo, tận tình với bệnh nhân.

Chưa dừng lại ở đó, trong hơn 2 năm qua, y bác sĩ nơi đây còn tích cực thực hiện biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con dưới nhiều hình thức, trong đó có việc hướng dẫn chăm sóc, hỗ trợ thuốc và sữa hàng tháng cho những trẻ sinh ra mà bố mẹ bị nhiễm HIV. Thật đáng mừng, trong 16 trẻ được sinh ra mà bố mẹ bị nhiễm HIV, sau 18 tháng được nuôi dưỡng, chăm sóc, qua xét nghiệm lại  đã có 11 cháu âm tính với căn bệnh thế kỷ

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục