Tập thể dục có lợi cho cơ thể và tâm trí, từ giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đến giúp cải thiện trí nhớ, nhưng ít ai chú ý đến linh hoạt, mềm dẻo, vốn không chỉ giúp đạt “phom” chuẩn, giảm chấn thương mà còn ngừa nhiều bệnh tật nghiêm trọng.

.



“Sự dẻo dai, linh hoạt là lợi ích thứ 3 của luyện tập, bên cạnh điều hòa tim mạch và sức bền”, David Geier, Giám đốc y tế thể thao, ĐH Y Nam Carolina (Charleston) và là người phát ngôn của Hiệp hội Chỉnh hình Mỹ, Hội Y học thể thao, cho biết.

 

Tập luyện tạo ra sự dẻo dai ra sao?

 

Khi bạn căng một cơ bắp, gân, sợi cơ gắn với xương cũng sẽ được kéo giãn. “Càng kéo dài thời sợi cơ này thì kích thước của cơ bắp càng lớn”, ông Geier cho biết. Điều này cũng có nghĩa là một cơ bắp linh hoạt hơn sẽ có tiềm năng trở thành một cơ mạnh mẽ hơn.

 

Đổi lại, việc tạo ra các sợi cơ mạnh có thể thúc đẩy sự trao đổi chất và mức độ tập luyện. Các cơ dẻo dai cũng sẽ làm cho các hoạt động hằng ngày trở nên dễ dàng hơn và giảm được nguy cơ chấn thương nhất định.

 

Các hoạt động thông thường như gõ máy tính có thể gây co rút một số cơ bắp. Cùng với sự mất đàn hồi tự nhiên của cơ bắp do tuổi tác, nó có thể gây ra những cử động nhanh và nguy hiểm (chẳng hạn như bắt 1 ly nước đang rơi khỏi bàn) khiến cơ bị kéo giãn vượt quá biên độ cho phép và hậu quả là gây ra 1 cơn đau thoáng qua hay kéo dài.

 

“Vậy nên nếu tập aerobic, hoạt động giúp các cơ trở nên dẻo dai, thì cơ thể sẽ dễ dàng ứng phó với những căng thẳng về thể chất”, ông Margot Miller, một nhà vật lý trị liệu và là phát ngôn viên cho Hiệp hội Vật lý trị liệu người Mỹ, cho biết.

 

Hơn nữa, sự kéo giãn cơ bắp giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp tăng lưu lượng máu đến cơ bắ từ đó bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

 

Sự dẻo dai của cơ bắp còn được chứng minh là ít dẫn tới các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu năm 2009 đăng tải trên “Tạp chí Sinh lý học” chỉ ra rằng những người từ 40 tuổi trở lên có thể hoàn thành tốt bài tập ngồi gập người, tận dụng tối đa sự dẻo dai của cơ thể sẽ ít bị xơ cứng thành động mạch, 1 dấu hiệu cho thấy nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

 

Duy trì sự dẻo dai như thế nào?

 

Trước hết, bạn cần gì để có được sự dẻo dai? Thực sự là không quá nhiều như bạn nghĩ đâu. Nguyên tắc chung đầu tiên là bạn cần có sự linh hoạt trong ứng xử với lối sống bản năng.

 

Hãy bắt đầu 10 phút tập luyện mỗi ngày, tập trung vào các nhóm cơ chính như phần trên cơ thể (cánh tay, vai, cổ), lưng, phần dưới cơ thể (bắp đùi, bắp chân, mắt cá chân).

 

Sau đó, tùy thuộc vào thời gian bạn có, tập trung căng cơ cho 1 số khu vực mà bạn thấy dễ bị tổn thương nhất. Chẳng hạn nếu như bạn là nhân viên văn phòng thì bạn sẽ muốn cơ lưng và vai được tăng cường. Nếu bạn là người nội trợ, bạn sẽ cần sức mạnh ở cơ chân và cánh tay.

 

Nếu bạn không có đủ 10 phút mỗi ngày để thực hiện tập luyện thì 1 vài ngày trong tuần cũng rất tốt, đủ để mang lại sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ bắp.

 

Dần dần, việc kéo căng cơ trở thành 1 phần không thể thiếu trong ngày vì bạn cần phải tập trung, hít thở sâu trong khi đang nghe cơ thể của bạn, và sự căng giãn cơ bắp sẽ trở thành những phút giây thư giãn tuyệt vời, ngang với tập thiền.

 

“Càng thực hiện, bạn sẽ càng nhận ra được ý nghĩa nội hàm trong nó, cả về thể chất và trí tuệ”, ông Geier cho biết.
 
* Phần 2: Các bài tập căng cơ
 
 
                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục