Đông y gọi đau mắt đỏ là "Xích nhãn" hay "Hoả nhãn". Khi mắc phải, người bệnh thường có triệu chứng: mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt cộm, khó mở, sợ ánh sáng, có thể bị một mắt rồi lây sang mắt thứ hai hoặc đồng thời cả hai mắt đều bị, một số trường hợp thị lực suy giảm làm mắt mờ, khả năng nhìn kém.

Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu do kinh can phong nhiệt gây nên, bệnh mang tính truyền nhiễm, lây lan thành dịch rất nhanh trong gia đình và cả cộng đồng, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và công tác.  Để ngăn chặn bệnh lây nhiễm, trước hết cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với người bệnh. Về chữa trị, xin giới thiệu một số bài thuốc chữa đau mắt đỏ đơn giản thường dùng.

Thuốc dùng uống với tác động toàn thân làm thanh can sáng mắt, chữa chứng mắt đỏ, sưng đau, viêm kết mạc, chảy nhiều nước mắt. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà chọn dùng.

Bài 1: Chi tử 10g, cúc hoa 10g, cam thảo 4g.

Bài 2: Tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 10g,  sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Hạ khô thảo 12g, thảo quyết minh 10g, bồ công anh 12g.

Bài 4: Linh dương giác 2g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g.

Bài 5: Cúc hoa 9g, lá dâu 6g, câu đằng 6g, liên kiều 9g, cát cánh 6g, cam thảo 3g, sa tiền thảo 9g.

Bài 6: Thảo quyết minh 16g, cúc hoa 12g, hoàng liên 8g, hạ khô thảo 16g, hoặc nga bất thực thảo (cỏ cóc mẩn) 15g.

Bài 7: Bạch cúc hoa 6g, bạch tật lê 4g, khương hoạt 4 g, mộc tặc 6g, thuyền thoái 4g, nghiền thành bột, uống với nước chè sau bữa ăn hoặc đem sắc uống.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.

Bài 8: Sa tiền tử 18g, bạch tật lê, hoàng cầm, thảo quyết minh, long đởm thảo, cúc hoa mỗi thứ 18g. Tán thành bột, uống mỗi lần 9g, ngày 3 lần với nước cháo.

Bài 9. Thục địa 32g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, trạch tả 12g, mẫu đơn bì 12g, bạch phục linh 12g, cúc hoa 12g, câu kỳ tử 12g (Kỷ cúc địa hoàng thang).

Bài 10: Thạch quyết minh 12g, tang diệp 16g, câu kỳ tử 12g, sắc uống hoặc dùng thạch quyết minh 24g nấu với gan dê hoặc gan lợn chia 2 lần ăn trong ngày.

Bài 11: Thanh tương tử (hạt cây mào gà trắng) 5g, quyết minh tử 10g, hoàng liên 2g, tần giao 2g, tiền hồ 3g, đại hoàng 3g, thăng ma 3g, hoàng cầm 2g, chi tử nhân 5g, trần bì 3g, chỉ xác 3g, địa cốt bì 3g, huyền sâm 4g, xích thược 5g, linh dương giác 0,5g, sa tiền tử 5g, cúc hoa 8g, cam thảo 5g,  tán thành bột,  mỗi lần uống 8 - 10g,  ngày 3 lần,  sau bữa  ăn.

Bài 12: Chữa đau mắt đỏ phù nề, mờ mắt: Thảo quyết minh, cam cúc hoa, sơn chi tử, cốc tinh thảo, mạn kinh tử, mỗi thứ 10g, xuyên khung, thuyền thoái, phòng phong, khương hoạt, cam thảo, hoàng cầm, mộc tặc, kinh giới, bạch tật lê, mật hồng hoa mỗi thứ 5g. Tán thành bột uống 3 - 6g/lần, ngày 2 - 3 lần.

Bài 13: Chữa nhức đầu, mắt đỏ, sưng đau: Thảo quyết minh 10g, mộc tặc 4g, thược dược 4g, hoàng cầm 4g, khương hoạt 4g, cam thảo, mạn kinh tử, xuyên khung, mỗi thứ 4 g, thạch quyết minh 10g, cúc hoa 8g, tán thành bột, uống mỗi lần 5g, ngày 2 - 3 lần.

Ngoài ra có thể kết hợp thuốc dùng tại chỗ:

Bài 1: Dùng tang diệp (lá dâu bánh tẻ), cúc hoa, lá tre, bạc hà mỗi thứ 1 nắm, nấu nước xông, ngày 2 lần. Hoặc lá dâu đem giã nhỏ, vắt lấy nước cốt tẩm vào miếng gạc sạch, đắp lên mắt ngày 2 - 3 lần sẽ làm tan xung huyết.

Bài 2: Lá diếp cá tươi (ngư tinh thảo) vừa uống trong vừa giã nhuyễn đắp ngoài, ngày dùng 50 - 100g, chia vài lần.

Bài 3. Dùng chi tử diệp (lá dành dành) giã nát vắt lấy nước cốt, tẩm vào gạc sạch, đắp lên mắt, ngày 2 - 3 lần.

Bài 4: Hòe giáp (quả hòe), bạc hà mỗi thứ 5g, sắc kỹ, xông, sau đó uống, ngày 3 lần, sau bữa ăn, liên tục 2 - 3 ngày. Kết hợp dùng lá thơm tử tô, kinh giới, bạc hà, lá chanh thái nhỏ, chà nát, bọc vào gạc sạch, đắp lên mắt.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục