Vì sợ bệnh tim mạch nên nhiều người kiêng cữ muối ác liệt. Điều này có phần đúng vì nếu 1g muối ăn giữ đến 100g nước thì con tim đương nhiên đến lúc nào đó sẽ khó tránh khỏi mệt cầm canh, huyết áp làm sao ở yên tại chỗ?

 

 
Muối rất giỏi “lẩn tránh” trong các món ăn
 

Điều đáng nói là nhiều bà nội trợ bắt gia đình phải nuốt món lờ lợ nhưng rồi vẫn cứ có mặt thường xuyên ở phòng khám.Thực ra, lượng muối lọt vào cơ thể không tương xứng với lượng muối nêm thêm trong thức ăn. Tất nhiên, không nên có thói quen rắc thêm muối vào món ăn dù chưa nếm xem mặn nhạt thế nào. Nhưng cho dù có quen tay thì lượng muối rắc thêm thường không cao bằng lượng muối dùng để bảo quản thực phẩm hay có sẵn trong món ăn trước đó đã được ngâm, luộc trong nước bỏ muối. Tưởng giấu chai muối tiêu là khéo nhưng mấy ai ngờ là lượng muối ăn trong mấy muỗng canh bột nêm cao đến thế nào?

 

Với người còn khỏe mạnh, không nên cữ mặn tuyệt đối vì trật khẩu vị. Trái lại, nên dùng mắm, muối một cách linh động tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể, chẳng hạn ăn mặn hơn khi huyết áp thấp, đổ mồ hôi, tiêu chảy... Ngược lại, bớt ăn mặn khi trời trở lạnh, khi không vận động, khi huyết áp tăng, khi tim đập nhanh.

 

Nhiều người tuy không ăn mặn đến độ “đời con khát nước” nhưng lượng muối trong cơ thể vẫn cao là vì 5 nguyên nhân: Không uống nhiều nước trong và sau bữa ăn nhiều mắm, muối để mượn nước pha loãng độ mặn; không nhai thật kỹ, ăn thật chậm để tận dụng vị mặn của lượng muối núp kín trong thức ăn thay vì vội vã nêm muối do nghe hơi nhạt ở đầu lưỡi; dùng thực phẩm công nghệ quá thường xuyên mà không biết là lượng muối trong đồ hộp, trong thức ăn nhanh (fast food) bao giờ cũng cao hơn trong thực phẩm tươi sống; thói quen ăn uống toàn cơm trắng, thịt kho nên muối ăn tuy ít thành nhiều do thiếu thực phẩm xanh; không được hướng dẫn cách tận dụng tính tương tranh của khoáng tố kalium trong rau quả tươi, như chuối, đào, khoai tây, nho khô, đậu nành, rau dền...

 

Ăn quá mặn sẽ hại cho sức khỏe nhưng món ăn mặn mà không mặn thì còn gì là ngon? Với người có bệnh tim mạch, tất nhiên là phải bớt ăn mặn nhưng bớt không đồng nghĩa với kiêng. Khéo hơn nhiều là sống làm sao để có thể ăn mặn vừa phải khi còn trẻ, khi còn khỏe, nhưng đừng phải trả giá bằng bệnh tim mạch trong buổi xế chiều. Vụng về hơn nữa là kiêng cữ quá rồi cũng sinh bệnh.

 

 

 

                                                                                        Theo DanTri

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục