Khi nhận thuốc, hãy hỏi nhân viên bán thuốc về những chỉ dẫn khó hiểu trên nhãn thuốc.

Khi nhận thuốc, hãy hỏi nhân viên bán thuốc về những chỉ dẫn khó hiểu trên nhãn thuốc.

Sai lầm y khoa rất dễ gặp trong khi khám bệnh cũng như khi điều trị, thậm chí cả khi đã xuất viện, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong nhưng hoàn toàn có thể hạn chế được

 
Sai lầm y khoa thì rất đa dạng, có thể đó là việc thầy thuốc chẩn đoán sai bệnh, cho bệnh nhân uống sai thuốc hoặc bệnh nhân hiểu sai hướng dẫn của thầy thuốc... Thực ra, những sai lầm ấy đều có thể hạn chế được nếu chúng ta tham gia cùng nhân viên y tế vào các quyết định về chăm sóc cũng như điều trị cho mình.
 
 Cụ thể: Kể với bác sĩ mọi thứ bạn đang dùng (thuốc theo toa và không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược... mà bạn đang sử dụng); cho bác sĩ biết nếu từng dị ứng hoặc bị phản ứng phụ của thuốc; hãy bảo đảm cho nhân viên y tế đang chữa trị, chăm sóc cho bạn biết rõ những vấn đề quan trọng về sức khỏe của bạn vì không phải mọi người đều biết hết những thứ mà họ cần biết.
 
Khi bác sĩ kê toa
 

Mạnh dạn hỏi bác sĩ

Nếu bị phẫu thuật thì hãy chắc chắn rằng bạn, bác sĩ của bạn và bác sĩ phẫu thuật đều đồng ý và đã rõ ràng, chính xác những thứ sẽ làm. Việc bác sĩ phẫu thuật sai vị trí thì hiếm khi xảy ra nhưng nếu xảy ra chỉ một lần thôi thì hậu quả đã khôn lường. Nếu phải làm xét nghiệm thì hãy hỏi kết quả xét nghiệm. Hãy hỏi bác sĩ, điều dưỡng và tham khảo những nguồn khác (internet, sách, báo...) để có thêm thông tin về bệnh của bạn và việc điều trị. Mạnh dạn hỏi lại bác sĩ nếu biết bạn đang được điều trị theo phác đồ đã cũ.

Hãy hỏi thông tin về thuốc khi bác sĩ kê toa và khi bạn nhận toa thuốc. Một số câu nên hỏi là: Thuốc này để làm gì? Uống như thế nào, uống trong bao lâu? Tác dụng phụ thường gặp? Làm gì nếu bị tác dụng phụ? Thuốc này có an toàn không khi dùng với các thuốc khác, dùng với thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng? Ăn, uống hoặc là các hoạt động cần tránh trong thời gian dùng thuốc?
 
Bằng những câu hỏi này, bạn có thể biết và kể lại ngay lập tức những rắc rối (nếu gặp) và sẽ nhận được sự hỗ trợ trước khi nó tồi tệ hơn. Với toa thuốc do bác sĩ ghi tay, bạn phải chắc chắn đọc được bởi nếu bạn không đọc được thì nhân viên nhà thuốc cũng chưa chắc đọc được.
 
Khi nhận thuốc, hãy hỏi kỹ nhân viên bán thuốc có đúng là thuốc mà bác sĩ kê toa không? Nên hỏi nếu có thắc mắc về những chỉ dẫn khó hiểu trên nhãn thuốc (ví dụ: “bốn lần một ngày” là thế nào? “uống mỗi 6 giờ” là chia đều 24 giờ hay chỉ những giờ mình thức?). Nếu là thuốc nước, hãy hỏi dụng cụ để lường.
 
Khi nằm viện
 
Nên chọn bệnh viện có nhiều bệnh nhân đến điều trị loại bệnh giống bạn. Đừng ngại khi nhân viên y tế không cười hoặc là quá bận rộn. Hãy nói ra những gì bạn muốn hỏi hoặc quan tâm, lo lắng để nhân viên y tế giải thích cho bạn an tâm. Hãy yêu cầu ai đó thân thích ở lại cùng trong bệnh viện và sẽ là người đại diện cho bạn khi cần, giúp bạn làm hoặc nói thay nếu bạn không thể. Việc giúp đỡ có thể không cần ngay lập tức nhưng sẽ vào lúc khác.
 
Khi xuất viện hãy hỏi kỹ việc tiếp tục uống thuốc ra sao, ăn uống, tập luyện và cả khi nào bạn có thể trở lại hoạt
 
 
                                                                                          Theo NLĐ

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục