Đang ở thời điểm giao mùa, các bệnh viện đều tăng vọt số bệnh nhân đến khám vì các bệnh lý hô hấp, tai mũi họng. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong tháng 9 số trẻ đến khám khoảng 1.300-1.600 ca/ngày thì nay, con số này đẵ tăng vọt lên 2.000 -2.300 trẻ/ngày.

Rầm rập các bệnh hô hấp

Tại hầu hết các bệnh viện, bệnh lý về hô hấp của trẻ là phổ biến, chiếm nhiều nhất trong các trường hợp đến viện khám chữa bệnh. Bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết. Sự thay đổi thời tiết như hiện nay cực “nhạy” với trẻ em. Với nền nhiệt ngày nắng hanh, trong khi sáng sớm và đêm thì trời lạnh, khiến đường hô hấp của trẻ dễ dàng bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Đây là lý do mà số trẻ phải đi khám vì các bệnh lý hô hấp, tai mũi họng tăng vọt hơn cả. Tại bệnh viện Nhi TƯ, khoa hô hấp luôn dẫn đầu về số lượng đông bệnh nhân nhất tại bệnh viện, liên tục có khoảng 120 trẻ phải nằm viện điều trị nội trú vì các bệnh hô hấp. Tại khoa khám bệnh, chỗ nào cũng thấy trẻ mũi dãi xổ nhề nhề, ho sặc sụa…

Không khác gì bệnh viện Nhi TƯ, Kho Hô hấp Nhi, bệnh viện Xanh Pôn cũng liên tục quá tải trong mấy ngày gần đây. Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan, Trưởng khoa Hô hấp Nhi cho biết, xu hướng bệnh nhân đến khám tăng lên rõ rệt. Bình thường, mỗi ngày chỉ chừng 20, nhiều lắm là đến 80 ca đến khám tại khoa, thì nay con số đã vượt lên 100 bệnh nhi mỗi ngày.

Không chỉ ảnh hưởng đến con trẻ, mà cả người lớn cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền thời tiết như hiện nay. Theo thống kê của bệnh viện Tai mũi họng trung ương, tại thời điểm giao mùa thu - đông hiện nay, lượng bệnh nhân đến khám do viêm cấp đường hô hấp cấp tăng mạnh. Trong nhiều ngày qua, lượng bệnh nhân đến khám hàng ngày tại bệnh viện luôn lên đến 600-700 người/ngày, chủ yếu do bệnh lý tai mũi họng cấp tính (ở cả người lớn và trẻ em).
 
Ở trẻ em, tình trạng viêm tai mũi họng, viêm đường hô hấp dễ diễn tiến
nhanh, khiến bệnh lý nặng, điều trị dài ngày hơn. Ảnh: H.Hải

Theo các bác sĩ, ngoài lý do thời tiết chuyển mùa nóng sang lạnh, biên độ nhiệt độ thay đổi ngày - đêm thì  một nguyên nhân nữa là do tiến độ đô thị hóa, khói bụi nhiều nên bầu không khí xung quanh bị ô nhiễm khiến trẻ dễ mắc bệnh hô hấp.

Diễn biến bệnh nhanh ở trẻ nhỏ

Hầu hết các ca bệnh đến khám và nhập viện do bệnh lý hô hấp đều có biểu hiện rõ rệt là hắt hơi, sổ mũi, ho ngày càng tăng, ho nhiều, có đờm, đau họng, viêm phế quản. Ở trẻ nhỏ thì có biểu hiện bỏ bú, khó thở, ho do tắc đờm. Đặc biệt là những trẻ hen phế quản, thời tiết này khiến tình trạng ho, rít vì hen rất nặng nề. Có những bé, cả một mùa hè không phải dùng xịt dự phòng hen, nhưng thời điểm này, dùng liên tục vẫn có cơn ho, rít và hen phế quản cũng bắt đầu tăng mạnh. Ở những trường hợp nhỏ dưới 6 tháng tuổi bệnh cũng diễn tiến nhanh cấp tính và thường phải nằm ở viện lâu hơn vì khó uống thuốc. Nhiều trẻ hàng ngày đều phải hút đờm rãi, thở máy…

Theo BS Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa khám bệnh (Bệnh viện Tai mũi họng TƯ), tại viện cũng có rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện muộn khi bệnh lý đã nặng lên, phải điều trị dài ngày hơn, tốn kém hơn và hiệu quả chữa bệnh không được như ý muốn. Nhiều trường hợp viêm mũi họng ban đầu bị  bỏ qua dẫn đến viêm tai giữa cấp, rồi viêm tai thanh dịch, sức nghe kém dần, rồi chảy mủ tai gây viêm xương chũm buộc phải phẫu thuật.

Để phòng các bệnh viêm tai mũi họng, viêm đường hô hấp trong thời điểm này, các bác sĩ khuyến cáo việc giữ ấm cho trẻ khi về đêm và gần sáng, cởi bớt đồ khi trưa nắng nóng, chống ô nhiễm, tránh khói thuốc lá, bụi xe bằng khẩu trang là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, cũng cần có ý thức phòng tránh hiện tượng nhiễm chéo bệnh ngay trong cùng một gia đình. Vì hầu hết các bệnh lý này đều lây qua đường hô hấp, nên khi trong gia đình có người bị hắt hơi, xổ mũi cần có ý thức phòng tránh bằng cách che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang… để không lây bệnh sang các thành viên khác.

Cho trẻ ăn phong phú, uống đủ nước chơi ở nơi thoáng mát. Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, không nên dùng tấm trải sàn. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình (khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách mà bị viêm mũi dị ứng, lên cơn hen). Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó.

Bác sĩ Mai cũng khuyến cáo, tình trạng lạm dụng xông mũi ở trẻ em rất phổ biến hiện nay. Cứ hắt hơi, xổ mũi là nhiều cha mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc xông cho con. Thực tế, với trẻ nhỏ, viêm mũi họng dị ứng, hắt hơi nhiều, xuất hiện mủ đặc có thể sử dụng việc hút mũi, xông họng để làm sạch đường thở, giảm bớt chất nhầy tồn đọng, hỗ trợ trị bệnh rất tốt nhưng cần có chỉ định của bác sĩ xông thuốc gì, liều lượng bao nhiêu, trong bao lâu chứ không nên làm tùy tiện. Vì việc lạm dụng này gây tác hại nguy hiểm, do việc xông mũi- họng chủ yếu tác động vào xoang mũi nên nếu xông kéo dài sẽ gây hỏng niêm mạc vùng mũi- họng của trẻ vì bộ phận này chưa phát triển hoàn thiện.
 
                                                                             Theo Dantri

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục