Trước đây, bệnh nhân bị liệt thường phải chấp nhận cảnh tàn phế suốt đời. Nhưng nay, bằng kỹ thuật vi phẫu hiện đại, Viện Chấn thương chỉnh hình quân đội đã thực hiện thành công việc chuyển ghép dây thần kinh để phục hồi chức năng của tay bị liệt.

 

PGS.TS Lê Văn Đoàn, phó viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình quân đội cho biết, sau khi được chuyển dây thần kinh (hoặc một số bó sợi thần kinh) bằng kỹ thuật này, từ người bị liệt tay, bệnh nhân có thể hoạt động trở lại cánh tay bị liệt như có thể gấp khuỷu và một số chức năng của bàn tay.

Điều đặc biệt của phương pháp này là có thể chuyển dây thần kinh từ xa (lấy dây thần kinh hoặc một số bó sợi thần kinh từ cánh tay lành bên đối diện chuyển sang cho bên tay bị liệt), từ đó giúp việc  phục hồi khả năng gấp khuỷu và cử động bàn tay tốt hơn. Trên thực tế, các bệnh nhân được chữa liệt tay bằng phương pháp này có kết quả rất tốt, tay bị liệt có thể phục hồi được 35-40%. Đối với trường hợp liệt không hoàn toàn, chức năng tay còn được hồi phục tốt hơn, lên đến 85-90%, gần bằng chức năng của tay lành.

“Thêm một điểm đặc biệt cần nhấn mạnh, đó là bên tay lành, tuy đã bị lấy một rễ thần kinh để chuyển sang bên tay liệt, nhưng không ảnh hưởng gì đến chức năng của tay lành. Sau phẫu thuật, tay bên lành chỉ bị tê nhẹ, sau 3-6 tháng sẽ trở lại bình thường”, TS Đoàn nhấn mạnh.

Như vậy, phương pháp chuyển dây thần kinh từ xa bằng kỹ thuật vi phẫu hiện đại mang lại hiệu quả rõ rệt cho cánh tay bị liệt. Khác với trước đây, việc chuyển dây thần kinh chỉ thực hiện được từ cách lấy rễ thần kinh gần và cùng bên với tay bị liệt nên khả năng phục hồi rất hạn chế do không đủ nguồn bó sợi thần kinh để cho.

Thống kê tại Viện chấn thương chỉnh hình quân đội cho thấy có đến 90% trường hợp bị liệt đám rối thần kinh cánh tay là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Trong đó, có tới 70% là các ca bệnh nặng, cánh tay liệt hoàn toàn, mất hết cảm giác và chức năng vận động; chỉ có 30% trường hợp nhập viện ở mức độ nhẹ hơn, cử động được bàn tay, nhưng không gấp khuỷu và không cử động được khớp vai.

“Với kỹ thuật chuyển dây thần kinh từ xa bằng kỹ thuật vi phẫu, người bệnh có cơ hội phục hồi chức năng tay bên liệt rất cao. Tuy nhiên cần lưu ý, chức năng tay chỉ được phục hồi tốt nhất khi được phẫu thuật trong vòng 3 tháng sau tai nạn. Sau 3-9 tháng, kết quả sẽ kém hơn. Còn sau 12 tháng, cơ đã thoái hóa thì không hi vọng phục hồi bằng phẫu thuật này nữa, mà phải dùng cách chuyển gân hoặc phải ghép cơ có nối thần kinh vận động bằng kĩ thuật vi phẫu với kết quả hạn chế hơn rất nhiều”, TS Đoàn khuyến cáo.

                                               Theo DanTri

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục