Sau một thời gian tạm lắng, bệnh tả đang quay lại TPHCM và chỉ trong 9 ngày đầu tháng 12 đã có 3 ca mắc

 

Theo Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Chánh, sáng 5-12, bé S. (4 tuổi) mắc bệnh với các triệu chứng ói mửa, tiêu chảy liên tục, người xanh xao, suy kiệt và sau đó tử vong trong ngày khi gia đình chưa kịp đưa đến bệnh viện.

 
Thoát chết nhờ kịp thời cấp cứu
 
Sau đó một ngày, hai em trai sinh đôi của  bé S. là N.H.D và N.H.Đ cũng mắc bệnh với các triệu chứng tương tự như lừ đừ, mệt mỏi, ói, tiêu chảy nhiều lần không cầm được.
 
Gia đình tức tốc đưa cả hai đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Tại đây, hai bé được các bác sĩ bù dịch, ổn định điện giải, điều trị một cách tích cực nên đã qua khỏi nguy kịch. Kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho thấy cả hai bé đều dương tính với phẩy khuẩn tả.
 
 
Các bác sĩ khuyên trong thời gian có bệnh tả, việc ăn uống phải rất thận trọng, đặc biệt ở những bếp ăn tập thể


Ngày 9-12, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết hiện sức khỏe hai bé tiến triển tốt. Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Chánh cũng đã tiến hành điều tra dịch tễ truy tìm nguyên nhân, cấp thuốc, xử lý nguồn nước sử dụng...
 
Nguy cơ tiềm ẩn
 
Ghi nhận cho thấy tại khu vực ba trẻ này cư ngụ (ấp 1, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) là khu lao động với khoảng 100 hộ dân sinh sống. Gia đình của ba bệnh nhi này đi tiêu tiểu bằng cầu tiêu tự chế dọc mé kênh, nước thông ra sông.
 

Viện Pasteur TPHCM ngày 9-12 cho hay đã tiến hành các giải pháp y tế cần thiết ở khu vực có ổ dịch đồng thời báo cáo nhanh cho Bộ Y tế về tình hình này. Theo tiến sĩ Trần Ngọc Hữu, viện trưởng, việc tiến hành các giải pháp y tế là không chỉ nhằm phòng ngừa riêng cho TPHCM mà còn để chặn đứng sự lây lan cho cả khu vực phía Nam.

Theo các chuyên gia y tế, ở những nơi sông nước, việc chặn phẩy khuẩn tả có thể đã phát tán ra sông là rất khó khăn. Trước đó, ở ổ bệnh tả tại xóm ghe ven kênh ở quận 7 - TPHCM, hàng chục người đã mắc bệnh tả do cùng sinh hoạt chung trên một vùng sông nước.
 
Trước tình hình này, ngày 9-12, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành các biện pháp điều tra dịch tễ, khoanh vùng dập dịch, không để ổ dịch lây lan ra cộng đồng.
 
Đồng thời đề nghị các quận, huyện tăng cường các biện pháp truyền thông, hướng dẫn người dân thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, tăng cường giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra các nguồn nước sinh hoạt để phòng chống lây lan.
 
Theo TS-BS Lê Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Nhiễm A Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, vi khuẩn tả phát tán nhanh trong môi trường nước, cơ chế lây lan của vi khuẩn tả là theo đường ăn uống.
 
Khi một người bị bệnh tả nếu không vệ sinh kỹ, người khác vô tình bị dính vào tay với dịch ói, phân người mắc bệnh rồi lây truyền qua thức ăn thì nguy cơ lây lan rất cao. Nếu không kịp thời điều trị, người bệnh có thể tử vong trong vài giờ. Trong trường hợp chưa kịp đưa bệnh nhân đến bệnh viện thì cần bù nước cho họ bằng cách cho uống nhiều nước hoặc uống Oresol điện giải.
 
 
 
                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục