Chỉ riêng việc lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn cũng đang mang lại cơ hội điều trị hơn 70 bệnh hiểm nghèo về ung thư máu, rối loạn chuyển hóa, suy tủy...

 

Báo NLĐ số ra ngày 6-12 có bài “Ghép máu từ nhóm máu khác” nói về thành công trong việc ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn mang lại cơ hội điều trị bệnh nan y. Sau khi báo đăng, đã có nhiều bạn đọc liên hệ để tìm hiểu, tham gia chương trình này.

Biệt hóa để lưu trữ tế bào gốc từ dây rốn tại Ngân hàng Tế bào gốc MecoStem
 
Xem như “sổ tiết kiệm”
  
Chị Quách Thị Thu T. (ngụ quận Bình Thạnh - TPHCM) cho biết mới lập gia đình, đang mang thai con đầu lòng 7 tháng. Khi còn độc thân, chị có nghe về chương trình tế bào gốc nhưng không lưu tâm lắm vì bận bịu công việc. Nay thì chị đang vận động chồng tìm hiểu để đăng ký gửi tế bào gốc từ máu cuống rốn. “Tốn ít tiền nhưng cứ coi đây là sổ tiết kiệm cuộc đời cho con mà”- chị T. nói.
 
Còn anh Lê Tấn V. (chủ doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, ngụ quận Gò Vấp - TPHCM) kể cách nay 3 năm, gia đình bất lực khi nhìn một đứa cháu trai 5 tuổi chết vì căn bệnh ung thư máu dù bệnh viện đã hết lòng cứu chữa. Từ đó trở đi, anh luôn ám ảnh bởi ánh mắt của đứa cháu nên dù vợ chồng chưa có con mà vẫn tìm hiểu để tham gia.
 
Theo bác sĩ Trần Văn Bình, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM, tế bào gốc là tế bào nguyên thủy, có khả năng tự duy trì và tự biến đổi thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể và thay thế cho các tế bào ở các mô, cơ quan bị mất đi do già và chết tự nhiên hoặc bị tổn thương vì các nguyên nhân khác nhau. Chỉ riêng tế bào gốc máu cuống rốn, cho đến nay đã được sử dụng để điều trị trên 70 bệnh về ung thư máu, rối loạn chuyển hóa, suy tủy, thiếu máu nặng... Từ năm 2007 đến nay, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM đã ghép thành công 9 trường hợp mắc bệnh lý hiểm nghèo về máu từ tế bào gốc máu cuống rốn.
 
  Có lưu trữ theo nhu cầu
 
Theo tìm hiểu chúng tôi, tại TPHCM, ngoài Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, Bệnh viện An Sinh, còn có Ngân hàng Tế bào gốc MecoStem (gọi tắt là MecoStem, trực thuộc Công ty Cổ phần Hóa dược phẩm Mekophar), là nơi tiếp nhận lưu trữ tế bào gốc từ dây rốn.

 
Theo dược sĩ Đặng Thị Kim Lan, Tổng Giám đốc MecoStem, ngân hàng sẽ nhận các mẫu dây rốn từ hai nhóm đối tượng để tách và bảo quản tế bào. Nhóm thứ nhất là dây rốn do bà mẹ tình nguyện hiến để hình thành ngân hàng tế bào gốc công cộng dùng điều trị cho cộng đồng. Nhóm thứ hai là dây rốn do cha mẹ các em bé mới sinh có nhu cầu lưu giữ.
 
Được biết, nếu chỉ đăng ký tế bào gốc từ dây rốn thì chi phí lưu trữ năm đầu là 1.200 USD, các năm tiếp là 100 USD/năm; đăng ký lưu trữ tế bào gốc từ màng dây rốn thì năm đầu là 750 USD, các năm tiếp theo là 100 USD/năm. Thời gian lưu trữ là 18 năm. Những ai dương tính với một số loại virus như viêm gan B, viêm gan C, HIV, vi khuẩn giang mai... sẽ không tham gia lưu trữ tế bào gốc được.

Bảo mật thông tin người gửi

 
Để tham gia lưu trữ tế bào gốc từ máu dây rốn, trước hết phải liên hệ với nơi cần gửi lưu trữ để được tư vấn hướng dẫn và làm các thủ tục đăng ký. Một tháng trước ngày dự sinh, sản phụ đến ngân hàng để được làm các xét nghiệm sàng lọc. Ngân hàng sẽ giới thiệu các bệnh viện nơi có nhân viên lấy mẫu. Phải giữ liên lạc với ngân hàng để bác sĩ của ngân hàng biết ngày giờ và nơi sinh để lấy mẫu ngay tại phòng sinh/phòng mổ. Mọi thông tin cá nhân của các mẫu tế bào lưu giữ và chủ sở hữu được mã hóa và bảo mật theo nguyên tắc bảo mật ngân hàng.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục