Là nước nhiệt đới gió mùa với 4 mùa trong năm, nước ta có rất nhiều loài hoa. Hoa không chỉ làm đẹp cho cuộc sống mà đặc biệt, rất nhiều loại còn có tác dụng làm thuốc hữu hiệu, một số loại hoa vẫn được dùng trong đông y như những loại dược liệu quý vì chúng rất hữu ích, an toàn với sức khỏe.

Hoa cúc: có hương thơm dịu nhẹ, chữa được các chứng huyết áp, đau đầu, mờ mắt. Nếu sử dụng chúng hãm với nước chè uống thường xuyên giúp người ta tăng tuổi thọ, lâu bạc râu tóc. Trẻ em ăn uống không tiêu, đầy bụng, hoặc sốt cao có thể dùng hoa cúc hãm với nước sôi uống sẽ mau hết bệnh.

Hoa hồng: có vị ngọt, mùi thơm ngát, tính bình, có công dụng chữa trị các chứng bệnh: ho ra máu, tiểu tiện, lị ra máu bằng cách lấy 10 bông hoa hồng đỏ nấu với một ly đậu đen và một ít đường. Uống 3 lần/ngày trong 3 ngày sẽ khỏi. Để chữa ho cho trẻ nhỏ, dùng cánh hoa hồng trắng chưng với đường phèn, cho trẻ uống ít một sẽ khỏi. Giã chúng với mật ong sẽ chữa được bệnh miệng lưỡi lở loét. Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng còn dùng để chữa bệnh đau mắt, đau dạ dày. Hơn nữa, gần đây, các nhà khoa học tìm ra được một dược chất trong tinh dầu hoa hồng có tác dụng ngăn cơn hen phế quản.

Hoa đại (hoa sứ): có mùi thơm nhẹ. Theo Đông y, hoa đại có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc. Thời xưa, dân gian sử dụng hoa đại phơi khô để dùng làm thuốc chữa ho, kiết lị, đi lỏng. Ngày nay, hoa đại còn được dùng để trị cao huyết áp... Hàng ngày, chỉ cần sử dụng 12 - 20g hoa đại khô, sắc lấy nước uống là có thể trị được bệnh này. Lá hoa đại giã nhỏ đắp vào chỗ đau, chữa chứng bong gân sẽ rất dễ chịu và khỏi dần.

Hoa khế: có vị chua, chát, tính bình có công dụng bổ thận, sinh tinh, nhuận phế tiêu đờm, chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lị. Nếu bạn bị những chứng bệnh như vậy, lấy hoa khế tẩm nước gừng, sao rồi sắc uống. Lấy 100g hoa khế (loại khế chua), một quả tim lợn 100 - 200g bổ đôi, cho hoa khế vào đầy quả tim rồi buộc lại bằng lạt tre. Lấy thêm hoa khế phủ kín ngoài quả tim, đem đun cách thủy cho tới khi quả tim chín. Ăn tất cả tim, hoa khế một lần vào lúc đói. Sau ba ngày ăn lại một quả như trên. Sáu tháng lại ăn tiếp một đợt hai quả như đợt một, cho đến khi huyết áp xuống bình thường và ổn định mới thôi.

Hoa atisô: chứa protein, lipid, glucid (chủ yếu là inulaza rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường), mangan, sắt, các vitamin A, B1, B2 và vitamin C, giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc. Người ta còn chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương, thịt heo hoặc thịt bò ăn rất tốt.

Hoa mộc miên: (hay còn gọi là hoa gạo) có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát, tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu. Khi bị ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: lấy 15g hoa gạo, rau diếp cá 15g, tang bạch bì 10g, sắc uống. Trẻ em sốt cao vào mùa hè, có thể lấy 6g hoa gạo, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Để chữa mụn nhọt sưng tấy: lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp ngày 1 - 2 lần sẽ đỡ đau nhức, chóng khỏi. Chữa tiêu chảy, kiết lị: dùng 20 - 30g hoa gạo thái mỏng, sao vàng, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.

                                                                                       Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục