Khô miệng xảy ra khi nước bọt ít hoặc hoàn toàn không được sản xuất. Hiện tượng ít nước bọt sẽ khiến bạn có cảm giác mọi thứ như đặc quánh nhưng biểu hiện rõ nhất của chứng khô miệng là cảm giác khát.

 

Biểu hiện

 

Khô miệng thường đi kèm với khô da: Thiếu nước bọt không chỉ gây khô miệng mà còn gây khô da. Môi trở nên nứt nẻ và xuất hiện các vết loét ở khóe miệng. Lưỡi cũng cảm thấy thô ráp và khô. Bạn cảm thấy khó khăn khi nuốt hoặc nói do không có nướt bọt bôi trơn.

 

Những biểu hiện dễ bỏ qua: Khô miệng gây khó chịu và dẫn tới các tác dụng phụ. Vì nước bọt không ngấm vào thực phẩm nên sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình nhai và tiêu hóa thức ăn, nó cũng khiến hơi thở có mùi. Nếu thoa dưỡng môi, nó có thể dính vào răng do không có nước bọt bôi trơn răng. Khô miệng có thể là thủ phạm gây khản giọng hay ngứa họng.

 

Các nguyên nhân gây khô miệng

 

Thuốc: Hơn 400 loại thuốc có thể gây khô miệng, từ các loại thuốc không kê đơn dành cho các bệnh như dị ứng, cảm lạnh đến các loại thuốc kê đơn cho các bệnh như huyết áp cao, bàng quang hoạt động quá mức và thần kinh. Nó cũng là hậu quả của các cách điều trị như xạ trị trong ung thư do làm tổn thương tuyến nước bọt. Hóa trị cũng có thể khiến lượng nước bọt giảm đi và gây cảm giác khô miệng.

 

Tổn thương thần kinh: Khô miệng có thể liên quan với các tổn thương thần kinh ở đầu hay cổ. Nếu những dây thần kinh chính truyền thông điệp giữa não và tuyến nước bọt bị tổn thương, não bộ sẽ không thể điều khiển việc sản xuất nước bọt. Không có nước bọt, cảm giác ngon miệng sẽ giảm bởi vì nước bọt cũng truyền hương vị của thực phẩm đến các tế bào thần kinh trong miệng và họng.

 

Những nguyên nhân khác: khô miệng có thể do chứng bệnh Sjogren (bệnh tự miễn đích thực của các tuyến ngoại tiết). Bệnh khiến các tế bào bạch cầu tấn công tuyến lệ và tuyến nước bọt, gây khô mắt, khô miệng. Khô miệng cũng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường và có HIV/AIDS.

 

Hút thuốc làm bệnh nặng hơn: có rất nhiều lý do để bỏ thuốc và khô miệng là một trong những lý do chính đáng. Hút thuốc không gây khô miệng nhưng các chất trong thuốc lá sẽ làm tình trạng khô miệng trầm trọng thêm. Cồn và cafein cũng gây khô miệng.

 

Điều trị

 

Khi có biểu hiện khô miệng, có thể đi khám ở phòng khám đa khoa hay Nha khoa. Nếu không uống bất cứ loại thuốc nào thì có thể là bạn đang mắc hội chứng Sjogren hay tiểu đường.

 

Thiếu nước bọt sẽ gây hại cho răng: Thường xuyên kiểm tra răng nếu bạn có cảm giác khô miệng. Dùng chỉ tơ nha khoa và đánh răng hằng ngày để làm sạch các kẽ răng. Nếu không thể chải răng sau ăn thì hãy uống nhiều nước. Liên tục uống nước và dùng các loại nước xúc miệng không chứa cồn hay các sản phẩm chăm sóc răng miệng.

 

Mẹo tăng tiết nước bọt

 

Nếu không phải do thuốc thì việc ăn/nhai kẹo không đường sẽ giúp tăng tiết nước bọt.

 

Uống nước thường xuyên cũng giúp giảm cảm giác khô miệng nhưng lưu ý tránh xa các loại nước có đường, có tính axit hay có cafein.

 

Uống nước lọc hay sữa trong bữa ăn cũng giúp miệng bớt khô, hỗ trợ cho quá trình nhai và nuốt.

 

Cố gắng ngủ trong phòng có máy tạo ẩm để giảm cảm giác khô miệng.

 

Thường xuyên đi khám nha sĩ.

 

                                                Theo Dan Tri

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục