Theo Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Râu ngô được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:

 

Bệnh đường tiết niệu: Lợi tiểu trong các trường hợp đái buốt đái rắt, đái đục, nước tiểu vàng đỏ, đôi khi thẫm mầu như nước vối; trị các chứng xuất huyết cho các trường hợp đái ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam , chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng, lưỡi… Có thể uống riêng hoặc  phối hợp với các vị thuốc cầm máu khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen… Để chữa các chứng chảy máu, các vị thuốc trên cần được sao cháy để làm tăng tác dụng. Ngoài ra còn dùng tốt trong các trường hợp viêm bàng quang, viêm niệu quản nói chung hoặc có sỏi đường tiết niệu, làm mòn và làm  tan các sỏi có bản chất urat, phosphat, carbonat bằng cách hãm hoặc sắc nước râu ngô, uống hàng ngày; hoặc dùng nước ngay sau khi  luộc bắp ngô để uống cũng được. Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như  rễ cỏ tranh, rau dừa nước, rễ sậy, thông thảo, đăng tâm thảo hoặc các thuốc làm tan sỏi: kim tiền thảo, râu mèo…

Trị viêm thận, viêm bàng quang: dùng râu ngô 100g, rau má, mã đề, ý dĩ, mỗi vị 50g, sài đất 40g. Sắc uống,  ngày 1 thang, uống liền 2-3 tuần lễ.

Chứng phù: râu ngô, rễ cỏ tranh, mỗi vị 50g, sắc uống hàng ngày,  cho tới khi hết triệu chứng ; hoặc râu ngô, mơ lông (lá), kim tiền thảo, mỗi vị 30g. Sắc uống.

Trị viêm gan, viêm túi mật và sỏi mật, bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng: râu ngô, nhân trần, mỗi vị 30g, cỏ ngọt 10g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 - 4 tuần lễ.

Bệnh đái tháo đường: ngày dùng  30- 40g, sắc uống nhiều lần trong ngày hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu…

Trị bệnh tăng huyết áp: phối hợp với ngưu tất,  hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng…

Dầu hạt ngô có tác dụng hạ mỡ máu, hạ cholesterol máu, làm chậm sự thâm nhập của β - lipoprotein vào động mạch chủ. Do đó làm giảm bệnh xơ vữa động mạch. 

                                                                                  Theo Báo SKĐS   

     

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục