(HBĐT) - Hơn 10 năm triển khai, thực hiện CVĐ "Ngày vì người nghèo", riêng số tiền quyên góp ở cấp huyện đã đạt trên 1,2 tỷ đồng, chưa kể số tiền quyên góp được từ cấp xã, thị trấn. Từ nguồn quỹ này, huyện đã xây dựng được hàng trăm nhà đại đoàn kết, ủng hộ hàng trăm ngàn cây giống các loại và hàng ngàn con giống giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống.

 

Đây là CVĐ có ý nghĩa thiết thực góp phần không nhỏ cho việc thực hiện mục tiêu xóa đói - giảm nghèo của địa phương. Vì vậy, huyện đã có những định hướng cụ thể nhằm khắc phục những mặt hạn chế để tiếp tục triển khai, thực hiện CVĐ hiệu quả hơn. Tiếp chuyện chúng tôi, bà Bùi Thị Thương, Chủ tịch MTTQ huyện Tân Lạc đã bộc bạch những dòng tâm sự chân thành đó.

 

Theo bà Thương, tuy kết quả vận động xây dựng quỹ "Vì người nghèo" trong những năm qua không quá thấp nhưng chưa phát huy hết được tiềm năng, nội lực của huyện.  Nguyên nhân cụ thể là ở một số cơ sở, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CVĐ chưa sâu sát, quyết liệt, coi việc thực hiện CVĐ là mặt trận và các đoàn thể. Công tác tuyên truyền, vận động chưa thường xuyên nên chưa huy động được các nguồn lực ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Còn nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa nêu cao ý thức, trách nhiệm trong ủng hộ, giúp đỡ người nghèo. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo (số liệu điều tra năm 2010) của huyện còn chiếm tới 21,5% và số hộ cận nghèo tương đối lớn. Cũng do tuyên truyền, vận động chưa sâu sát và chưa có chương trình hỗ trợ, hướng dẫn phát triển sản xuất nên việc thoát nghèo không bền vững. Ngoài ra, một số hộ nghèo còn mang nặng tính tự ty, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

 

Xác định rõ những mặt hạn chế đó, BCĐ CVĐ "Ngày vì người nghèo" huyện Tân Lạc đã có những định hướng cụ thể để phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại đã thấy rõ trong nhiều năm qua. Trong thời gian tới, huyện tăng cường sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền và sự nỗ lực của MTTQ, tổ chức thành viên. Trên cơ sở đó huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân tham gia đưa CVĐ "Ngày vì người nghèo" đi vào chiều sâu. Gắn việc thực hiện CVĐ "ngày vì người nghèo" với triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình "hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững", Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về " Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở". MTTQ huyện chỉ đạo MTTQ các xã, thị trấn tiếp tục đa dạng hóa cách vận động và chia thành nhiều giai đoạn để CVĐ đạt kết quả cao. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thu, chi, quản lý, sử dụng quỹ đúng quy chế, đối tượng, mục đích và luật ngân sách. Cùng với các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, phòng chức năng vận động nhân dân phát huy truyền thống "tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách", coi đây là việc làm thường xuyên, không chỉ thực hiện trong tháng cao điểm "Vì người nghèo" hàng năm. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hộ nghèo quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững, không để xảy ra tình trạng tái nghèo.

 

Có những định hướng cụ thể, việc thực hiện CVĐ "Ngày vì người nghèo" của huyện Tân Lạc trong năm 2010 đã có nhiều khởi sắc. Trong năm, huyện vận động được 120 triệu đồng, tiếp nhận 380 triệu đồng từ nguồn quỹ của tỉnh, huyện đã hỗ trợ 48 hộ nghèo xây dựng nhà đại đoàn kết (mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 10 triệu đồng). Đặc biệt, các ngành thành viên của mặt trận đã vào CVĐ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hàng trăm triệu đồng. Với những kết quả đó, bà Bùi Thị Thương, chủ tịch MTTQ huyện mạnh dạn khẳng định: Đây sẽ là cơ sở để huyện phấn đấu đến năm 2020 sẽ giảm bớt nhà tạm, nhà dột nát và cơ bản xóa xong hộ nghèo, từng bước đảm bảo an sinh xã hội.

 

 

                                                                                     Thúy Hằng

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục