Việc lạm dụng phẩm màu tổng hợp về lâu dài khả năng gây ung thư khá cao; nhiều loại phẩm màu tổng hợp là chất có thể gây đột biến gen và làm rối loạn thần kinh như chất Allura Red có màu đỏ thường dùng trong chế biến tương ớt, tương cà…

 

Nhằm tăng cường thông tin đến người tiêu dùng, nhà sản xuất và các cơ quan quản lý về tình trạng sử dụng phẩm màu tổng hợp, chất bảo quản trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Công ty Vifon vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo về "An toàn thực phẩm và việc sử dụng phẩm màu tổng hợp, chất bảo quản trong sản xuất thực phẩm của nước ta".

Bà Nguyễn Khánh Trâm, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; ông Nguyễn Đức Phong, Chánh thanh tra Bộ Y tế; PGS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội KHKT an toàn vệ sinh thực phẩm và đông đảo đại diện cơ quan liên quan đã đến tham dự.

Theo đại diện của Viện Vệ sinh y tế công cộng, phẩm màu đưa vào sử dụng trong chế biến thực phẩm có 2 loại, phẩm màu tự nhiên và phẩm màu tổng hợp. Dù phẩm màu tự nhiên được chiết xuất từ thảo mộc hoặc động vật tốt cho sức khỏe, nhưng lại khó chiết xuất và có giá thành cao. Trong khi phẩm màu tổng hợp rẻ tiền, màu sắc bền, cho màu tươi hơn nên xu hướng dùng phẩm màu tổng hợp vào chế biến, bảo quản thực phẩm đang gia tăng.

Việc lạm dụng phẩm màu tổng hợp về lâu dài khả năng gây ung thư khá cao; nhiều loại phẩm màu tổng hợp là chất có thể gây đột biến gen và làm rối loạn thần kinh như chất Allura Red có màu đỏ thường dùng trong chế biến tương ớt, tương cà; chất Brilliant Blue màu xanh dùng trong nước giải khát và bánh kẹo; chất Sunset Yellow, Tartazine dùng để chế biến mì ăn liền có màu vàng cam, vàng chanh…

Phẩm màu tạo cho sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt.

Ngoài những tác hại trên, phẩm màu tổng hợp còn nhạy cảm với da người, có thể làm nứt da, tạo vảy nến hoặc gây dị ứng, nghẹt mũi. Số liệu từ Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã cho thấy, số ca bị ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết chiếm số lượng lớn. Nguyên nhân là trong ngày Tết người dân thường ăn các loại bánh, mứt, kẹo, hạt dưa… là các loại thực phẩm chứa nhiều phẩm màu tổng hợp.

Một kết quả khảo sát khác của ngành Y tế cũng cho thấy, dù không thích, song vẫn có 63,2% ăn thức ăn nhuộm phẩm màu bất đắc dĩ; 52,6% cảm thấy quen thuộc với màu sắc đó và 20,3% số người  nội trợ mua phẩm màu không rõ nguồn gốc ở chợ về chế biến thức ăn. Hiện tượng này đã chỉ ra rằng, ngay chính bản thân người tiêu dùng cũng chưa có ý thức cảnh giác với các loại phẩm màu. Thời gian qua, đã có nhiều vụ ngộ độc do phẩm màu gây nên như tương ớt có sử dụng phẩm màu và chất phụ gia không rõ nguồn gốc là Sudan có thể gây bệnh ung thư.  

Kết quả Phân tích với 349 mẫu nước giải khát, nước tương, thịt chế biến sẵn… của Viện Vệ sinh y tế công cộng đã cho ra kết quả: có tới 20,3% số mẫu không đạt chỉ tiêu an toàn do sử dụng quá mức Natri Benzoat và Kali Sorbat. Thậm chí có những mẫu tương cà, tương ớt liều lượng Natri Benzoat vượt gấp 27 lần tiêu chuẩn an toàn cho phép. Trong khi đó, chỉ cần liều lượng 2g/kg trọng lượng cơ thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, nhất là gây ngộ độc với trẻ em hoặc thai nhi. Với hàn the, chỉ cần sử dụng từ 3 - 5 gam/ngày sẽ gây tổn thương tế bào gan và là tác nhân gây ung thư, còn bột sắt dù với hàm lượng nhiều hay ít đều có khả năng tích tụ và gây ung thư...

Theo PGS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội KHKT an toàn thực phẩm, dù việc sử dụng các chất bảo quản có nằm trong danh mục cho phép trong chế biến thực phẩm, thì vẫn như con dao hai lưỡi. Việc tùy tiện sử dụng hoặc lạm dụng các chất phụ gia luôn mang lại những hậu quả khó lường với sức khỏe. Quy định của Bộ Y tế chỉ cho phép sử dụng 1g Natri Benzoat/lít với nước tương và thực phẩm dạng nước khác. Nhưng dù cả Natri Benzoat và Kali Sorbat đều được quy định nghiêm ngặt về tỷ lệ sử dụng thì hiện 2 hóa chất độc hại này đang bị các nhà sản xuất lạm dụng nhằm kéo dài thời gian lưu trữ, phân phối với các loại thực phẩm.

Tình trạng lạm dụng phụ gia là vậy, song thời gian qua nhà sản xuất lợi dụng kẽ hở của các quy định pháp luật, nên khi lực lượng chuyên ngành kiểm tra với cơ sở chế biến, phát hiện rất nhiều sản phẩm sử dụng 2 - 4 chất phụ gia, nhưng từng chất lại không vượt quá định mức nên không thể xử phạt.

Để khắc phục, quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7 tới bắt buộc nhà sản xuất phải tính tổng liều lượng phụ gia trong một sản phẩm. Nhằm tăng cường kiểm soát tình trạng sử dụng phụ gia trong sản xuất, chế biến thực phẩm, bà Kim cũng cho rằng việc kiểm tra phải dựa trên 4 nguyên tắc: phụ gia nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế; đạt độ tinh khiết trên 95%; phải sử dụng đúng đối tượng sản phẩm và đúng liều lượng cho phép. Khi cơ quan y tế kiểm tra việc sử dụng vượt mức quy định, phải thu hồi sản phẩm ngay… Có như vậy nhà sản xuất mới "chùn tay" trước hiện tượng sử dụng chất phụ gia, phẩm màu vô tội vạ hiện nay

 

                                                                                      Theo CAND

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục