Chi cục QLTT tăng cường kiểm tra hàng hóa tại các siêu thị, nhà phân phối lớn góp phần hạn chế hàng giả, hàng nhái.

Chi cục QLTT tăng cường kiểm tra hàng hóa tại các siêu thị, nhà phân phối lớn góp phần hạn chế hàng giả, hàng nhái.

(HBĐT) - Trao đổi với ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP được biết: DEHP là một loại chất hữu cơ, gần như không có màu, mùi khó nhận biết: DEHP được sử dụng rộng rãi để tạo độ dẻo trong công nghiệp sản xuất nhựa như làm áo mưa, đồ giả da, ống dẫn dây điện...

 

Tuy nhiên, khi tồn tại trong thực phẩm, DEHP là chất độc hại, nó có thể làm suy giảm chức năng sinh sản nam giới, rối loạn chức năng sinh lý nữ giới và nhiều tác động tiêu cực khác. Đặc biệt, DEHP được xếp vào danh mục các chất có khả năng gây ung thư cao.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, DEHP là chất tạo đục thực phẩm, có vai trò duy nhất là tạo cảm giác hấp dẫn cho người sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà sản xuất thiếu đạo đức dù biết tác hại của nó vẫn ưa dùng chất này bởi trên thị trường giá của chúng rẻ hơn 10 lần so với chất tạo đục thông thường là dầu cọ và được dùng khá phổ biến trong chế biến thạch, si rô, nước ép hoa quả...

Cũng theo ông Bùi Quang Huấn, ngày 19/6, Cục ATVSTP- Bộ Y tế có thông báo về liều lượng gây hại của phụ gia thực phẩm DEHP. Theo thông báo này, trường hợp sử dụng thực phẩm có chứa DEHP bị nhiễm cấp tính có liều lượng 5- 10g đã bị ức chế tiêu hoá, nhiều hơn có thể gây tăng sinh tế bào gan, phổi, rối loạn nội tiết, dậy thì trước tuổi, ảnh hưởng đến thụ thai...

 

Mỗi ngày lại có thêm những thông tin về thực phẩm bị thu hồi có chứa chất độc hại DEHP khiến người tiêu dùng hoang mang. Chị Nguyễn Hạnh Linh, phường Phương Lâm (TPHB) cho biết: Là người tiêu dùng tất nhiên thấy sản phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ như vậy tôi cũng như nhiều chị em khác rất sợ nhưng sợ rồi vẫn phải ăn. Đáng lo ngại nhất là sức khoẻ của trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá của các cháu còn rất yếu mà sản phẩm đầu tiên bị phát hiện có chứa DEHP là một loại thạch rau câu, thực phẩm được nhiều trẻ em ưa thích.

 

Trên địa bàn tỉnh ta, ngay khi nhận được công văn của Bộ Y tế, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã được thành lập. Qua tiến hành kiểm tra, giám sát 20 cơ sở, trong đó có 7 công ty, nhà phân phối và 13 đại lý kinh doanh lớn trên địa bàn thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn cho thấy: không còn cơ sở nào bán sản phẩm thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO của Công ty New choice Foods và sản phẩm nước ép các loại của Công ty TNHH thực phẩm YngShin- 2 sản phẩm được phát hiện là sử dụng phụ gia DEHP trong chế biến.

 

Có một thực tế là trên thị trường từ lâu đã tồn tại nhiều sản phẩm không rõ xuất xứ, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt được bày bán khá công khai. Những sản phẩm đó nếu nhìn bằng mắt thường, nguy cơ mất ATVSTP không phải là không có. Nói thêm về vấn đề này ông Bùi Quang Huấn cho biết: Hiện nay lực lượng cán bộ cũng như trang thiết bị của Chi cục còn quá mỏng và nghèo nàn để có thể kiếm soát đến từng điểm bán hàng rong nhỏ, lẻ.

 

Thực tế thời gian qua, nhiều vụ mất ATVSTP xảy ra đã làm người tiêu dùng lo lắng, cẩn trọng hơn trong lựa chọn thực phẩm. Các ngành hữu quan cũng thường khuyến cáo người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông thái tránh mua phải các sản phẩm kém chất lượng. Tuy nhiên, hàng loạt các vụ việc: chế biến thực phẩm từ mỡ động vật thối, sữa nhiễm melamin và giờ đây là DEHP trong thực phẩm, người dân muốn tiêu dùng thông thái có lẽ cần chờ vào vận may.

 

                                                                                Hải Yến 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục