Chương trình “Tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ em không may” là một hoạt động từ thiện nhằm mang đến cơ hội chữa trị và hòa nhập cộng đồng cho các em nhỏ không may bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục (BPSD) do dị tật bẩm sinh hoặc tai nạn. Chương trình được chính thức khởi động với sự kêu gọi và tham gia của ông Greig Craft – Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á và Công dân thủ đô tiêu biểu năm 2010 Trần Mai Anh, mẹ của bé Thiện Nhân.

Chị Mai Anh tâm sự: “Minh hi vọng chương trình này sẽ là cầu nối giữa các trẻ em không may bị khiếm khuyết BPSD với các cơ sở y tế, tạo cơ hội cho sự hợp tác chặt chẽ giữa các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu thế giới, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Việt Nam, đồng thời mở ra một kênh thông tin hữu ích trong việc tư vấn, hỗ trợ khám chữa bệnh nhằm điều trị và khôi phục BPSD cho những trẻ không may”.

Tròn một tháng kể từ khi chương trình được chính thức khởi động, Ban Điều hành chương trình đã nhận được khoảng 40 bộ hồ sơ từ khắp nơi gửi về, trong đó có rất nhiều cháu bé có cảnh ngộ thương tâm. Các hồ sơ này sẽ được phân loại, tóm tắt và dịch sang tiếng Anh để gửi sang cho BS Decastro nghiên cứu trước khi ông sang Việt Nam thăm khám trực tiếp cho các cháu vào tháng 8 tới.

‘Cũng theo chị Mai Anh, hầu hết các hồ sơ gửi tới ban điều hành, là các cháu bé không may sinh ra trong gia đình có gia cảnh hết sức khó khăn.

Thí dụ như trường hợp bé Nguyễn Thị T. (ở Đồng Nai), bẩm sinh không có BPSD, không có hậu môn, u sau lưng do thoát tủy đường não. Gia đình chỉ có hai mẹ con, hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn, nên mẹ T phải mang cháu vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Cháu Phạm H.M.T. ( Núi Thành, Quảng Nam), bẩm sinh không có hậu môn, thành bụng bị hở, bàng quang chỉ có một mặt sau, dương vật dị dạng. Cha mẹ cháu làm nghề nông, thu nhập không đủ sống, cả gia đình phải sống nhờ nhà ông bà ngoại vì phải tiền chạy chữa và mổ cho cháu quá tốn kém.

Một ông bố ở Kom Tum, là thợ mộc có hai con cùng bị dị tật bẩm sinh BPSD đã viết thư tới ban điều hành: Phận làm cha làm mẹ thấy con mình như vậy, chúng tôi rất buồn và đau khổ.. Có những lúc cháu lớn hỏi tôi rằng: “Ba ơi sao con không giống như mấy bạn ở lớp vậy. Các bạn toàn trêu con, con không đi học nữa đâu. Tôi không biết nói gì, chỉ ngậm ngùi ôm con mà khóc”

Còn một phụ huynh của bé Trường (Hưng Yên), cháu bé bị bỏng cụt hai tay, cháy ổ bụng và mất BPSD do dùng que kim loại khều diều bị mắc trên dây điện cao thế, đã khóc hết nước mắt, kể: “Giá như em có thể thay thế hay gánh đỡ những đau đớn mà con em phải trải qua... Phải chứng kiến mỗi lần phẫu thuật, cơ thể con lại bị mất đi một thứ, người mẹ như em làm sao chịu nổi. Thật không còn nỗi bất hạnh nào lớn hơn...”

Những ai quan tâm tới chương trình có thể truy cập vào trang web thiennhan.info để biết thêm thông tin chi tiết.

 

                                                                                                   Theo ND

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục