Thời gian gần đây không ít người đặc biệt là trẻ em, khi ăn không tiêu, bị đầy bụng sinh hơi, chán ăn... là lại sử dụng men tiêu hóa. Việc sử dụng men tiêu hóa không đúng chỉ định có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, trước khi sử dụng các sản phẩm men tiêu hóa, mọi người phải biết nguồn gốc, tác dụng và khi nào thì cần thiết dùng đến men tiêu hóa.

Men tiêu hóa và tác dụng

Men tiêu hóa là hỗn hợp các enzym khác nhau do chính cơ thể bài tiết ra có tác dụng chuyển hóa các chất trong thức ăn chủ yếu là chất đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid). Chúng được bài tiết từ các cơ quan khác nhau trong hệ thống đường tiêu hóa bao gồm:

- Men sữa - caseinogen (Lact - ferment remin) phối hợp với ion Ca++ phân giải protein hòa tan của sữa thành các caseinat canxi kết tủa được giữ lại ở dạ dày, còn phần lỏng gọi là nhũ thanh được đưa ngay xuống ruột non. Nhờ đó, dạ dày có thể tiếp nhận một thể tích sữa lớn hơn dung tích của chính nó.

Tại tụy, cũng có đủ các loại men để tiêu hóa protein, lipid và glucid thành các phân tử đơn giản cuối cùng giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa được:

- Men tiêu hóa protein gồm trypsin, chymotrysin và carboxypeptidase, có tác dụng phân giải protein của thức ăn thành polypeptid sau đó lại phân giải polypeptid thành các dipeptid rồi thành các acid amin.

- Men tiêu hóa lipid bao gồm lipase phân giải được gần như hoàn toàn triglycerid của thức ăn do ở ruột có mật làm cho lipid của thức ăn bị nhũ tương hóa, phospholipase phân giải mọi loại phospholipid của thức ăn và cholesterol esterase phân giải este của cholesterol thành acid béo và sterol.

- Men tiêu hóa glucid gồm amylaza phân giải cả tinh bột chín và sống thành maltose, và glucose.

Dịch ruột cũng có đầy đủ các nhóm men tiêu hóa protein, lipid và glucid phân giải chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo) ở giai đoạn cuối cùng thành những phân tử đơn giản để hấp thu qua thành ruột vào máu.

 Không nên tự ý sử dụng các loại men tiêu hóa.

Khi nào cần dùng đến men tiêu hóa?

Chỉ cần sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật, sau mổ cắt dạ dày, sau một đợt dùng kháng sinh kéo dài. Trong thực tế, nhiều bà mẹ thường sử dụng men tiêu hóa khi trẻ biếng ăn là sai lầm bởi vì việc sử dụng không hợp lý và lâu dài men tiêu hóa sẽ làm các tuyến tiêu hóa trong cơ thể bị ức chế, giảm bài tiết, giảm hoạt động sẽ dẫn đến teo, làm cho đứa trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hóa. Vì vậy trước khi sử dụng, các bà mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại men tiêu hóa, liều lượng, cách dùng và theo dõi sau khi dùng. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10-15 ngày.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh vật (probiotic). Men tiêu hóa trong đường ruột còn gọi là men sinh học (enzyme), có tác dụng phân hủy và tiêu hóa các chất đạm, chất béo trong thức ăn, tự cơ thể con người sản sinh ra. Các loại thuốc đang bán trên thị trường quen gọi là men đường ruột có tên tiếng Anh là probiotic là men vi sinh, được làm từ các loại vi khuẩn hoặc từ nấm như: antibio, lactomin-plus, bioflor…. Khi bổ sung các men vi sinh này vào cơ thể, các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh không cho các vi khuẩn có hại bám vào niêm mạc ruột để gây bệnh cho trẻ, các vi khuẩn này còn giúp bình thường hóa tính thấm của niêm mạc ruột, ngăn ngừa táo bón do tăng cường hấp thu nước vào trong lòng ruột, giúp làm mềm phân, các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh còn giúp các tế bào niêm mạc ruột tăng sản xuất các loại kháng thể.

Men tiêu hóa không phải là thuốc chữa tiêu chảy

Nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy là tìm ra nguyên nhân, bù nước và điện giải, dùng kháng sinh thích hợp khi cần thiết. Nhiều người cứ nghĩ rằng men tiêu hóa (loại vi sinh) chữa được bệnh tiêu chảy và chỉ cho con mình uống men là đủ mà quên không bù nước khi mắc bệnh là rất nguy hiểm. Với loại men probiotic  làm từ nấm dùng không đúng có thể gây nhiễm nấm vào máu trong trường hợp trẻ bị bệnh nặng hoặc suy giảm miễn dịch. Do vậy các bà mẹ cần nhớ rằng, không  tự tiện mua thuốc từ các hiệu thuốc cho con trẻ dùng dù đó là thuốc bổ hay men tiêu hóa. Uống bất kỳ loại thuốc gì cũng phải có lời khuyên từ bác sĩ.

Tóm lại, men tiêu hóa là một hỗn hợp các enzym khác nhau có tác dụng chuyển hóa thức ăn, chủ yếu là chất bột, đường, đạm và chất béo. Khi trẻ lười ăn, cần tìm nguyên nhân để điều trị, có thể chế độ ăn chưa cân đối khiến trẻ thiếu các chất, muối khoáng, vitamin kéo dài. Nếu thực sự là do hệ tiêu hóa giảm bài tiết men thì phải xem trẻ thiếu men gì để bổ sung cho phù hợp và chỉ dùng trong 10-15 ngày. Sau đó, khi trẻ ăn tốt hơn, hệ thống tiêu hóa của cơ thể lại tự tiết ra các men tiêu hóa thì nên dừng uống. Tuy men tiêu hóa không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng không nên lạm dụng, bởi khi dùng kéo dài sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc, khi không có men sẽ không ăn, các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm chức năng bài tiết và sẽ bị teo nhỏ. Để hệ tiêu hóa hoạt động tốt cần có chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng cân đối các thành phần dinh dưỡng, chế biến phù hợp với từng lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, khi trẻ có đủ răng cần tập cho trẻ ăn nhai để kích thích hệ tiêu hóa bài tiết men, có thể bổ sung thường xuyên men tiêu hóa dưới dạng thức ăn tự nhiên với lượng thích hợp như giá đỗ, sữa chua.

 

                                                                         Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục