Tính co cơ là một biểu hiện của tình trạng tổn thương thần kinh như bệnh xơ cứng rải rác, liệt não, tổn thương trí óc và đột quỵ, đặc biệt nếu có tổn thương cột sống. Tính co cơ làm giảm thậm chí mất khả năng hoạt động và khó điều trị khi bị nặng, nhưng các dạng nhẹ hay vừa có thể xử trí một cách hữu hiệu, bằng cách điều trị duy trì.

Thế nào là tính co cơ?

Tính co cơ được áp dụng một cách không chính xác cho các rối loạn khác nhau về kiểm soát cơ vận động do bệnh tật ở hệ thần kinh trung ương và được biểu hiện ở các tác dụng như: Gia tăng trương lực học ở cơ, phản xạ căng quá mức, vận động suy yếu, yếu đuối, động tác kém linh hoạt, tư thế bất thường và dáng đi bị nhiễu loạn ở một số bệnh nhân.

Dùng thuốc nào điều trị?

Cho đến nay, đã có khá nhiều bàn luận khác nhau về xử trí tính co cơ. Song, cơ bản vẫn là điều trị vật lý với các thuốc chống co thắt, tuy nhiên đều chứng minh có phần chưa đầy đủ. Baclofen, dantrolen, diazepam và tizamidin là các thuốc thường được sử dụng nhất.

Baclofen tác dụng ở vị trí tủy sống nhưng cũng có thể có vị trí tác dụng trên gai. Thuốc có tác dụng làm suy giảm mạnh các noron (tế bào thần kinh) và có thể gây tác dụng ức chế bằng cách tác dụng như một chất chủ vận thụ thể GABA (gamma amino butyric acid). Diazepam cũng coi như tác dụng ở trung tâm bằng cách gia tăng sự đáp ứng với GABA. Ngược lại, dantrolen tác dụng trực tiếp ở các cơ, bằng cách giao thoa với sự phóng thích calci từ mô lưới thuộc cơ trương để gây co cơ.

 Tổn thương thần kinh, bệnh xơ cứng rải rác gây co cơ.

Tizanidin

là chất thư giãn tác dụng ở trung tâm và chất chủ vận gây tiết α adrenalin, có thể cho rằng thuốc tác dụng ở tủy sống hay trên gai, bằng cách ức chế tác dụng ở xi náp của noron trung gian hướng kích thích. Thuốc có thể gây tác dụng phụ trợ với baclofen, vì vậy có thể giảm liều lượng cả hai thuốc khi dùng phối hợp, khuyến nghị không dùng các benzodiazepin vì có tiềm năng tương tác.

Tất cả các thuốc trên có thể dùng uống nhưng baclofen còn có thể đưa vào trong vỏ (màng cứng) ở trường hợp bệnh co cứng nặng mạn tính.

Thuốc tiêm trực tiếp vào khoang cột sống dưới màng nhện, cho phép truyền thuốc trực tiếp vào vị trí tác dụng ở tủy sống với liều thấp hơn nhiều (so với liều uống). Đã có những báo cáo: một số bệnh nhân điều trị dài hạn baclofen trong vỏ, có khả năng ngừng điều trị mà không có triệu chứng bị co thắt cơ xuất hiện trở lại hoặc có khả năng giảm liều thuốc theo yêu cầu.

Các thuốc khác đang được nghiên cứu: các benzodiazepin khác, clonidin, gabapentin và memantin.

Ngoài ra, có một số cách tiếp cận khác trong cách điều trị bao gồm: Phong bế thần kinh bằng thuốc tê, giảm trương lực thần kinh bằng cách dùng alcohol hay phenol chỉ được xem xét khi bệnh vẫn tiếp diễn khó chữa. Tiêm tại chỗ độc tố clostridinum botulinum đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ trong việc xử trí co cứng chân tay ở người sau đột quỵ hay bị tổn thương cột sống hay ở trẻ em bị liệt não: tác dụng tạm thời của toxin có lợi đối với giảm trương lực thần kinh nhưng yêu cầu tiêm đều đặn có thể bị giới hạn sự tiếp nhận của trẻ em.

Điều trị không cần thuốc bao gồm các kỹ thuật kích thích bằng điện như kích thích dây thần kinh qua da và kích thích cột sống lưng, chấn động ứng dụng cho các cơ chủ vận nhằm cải thiện sự vận động theo ý muốn, phương pháp làm lạnh để giảm sự truyền hướng tâm từ thụ thể ngoại biên và phẫu thuật chỉnh hình hay phẫu thuật thần kinh.

 

                                                                      Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục