Tăng axit uric máu (AU) chịu tác động của yếu tố gen và thực phẩm. Nghiên cứu ở Trung Quốc còn cho thấy nam giới có mức tiêu thụ nhiều nước giải khát (soda) dẫn đến nguy cơ gút rất cao. Tăng AU nguyên phát, có vai trò của gen GLUT (Transfert Glucose - gen vận chuyển glucose hoặc fructose) và nhiều gen khác tham gia. Tăng insulin máu làm giảm bài tiết urat niệu và dẫn đến tăng AU. Sử dụng thực phẩm giàu chất purin, các loại rượu mạnh dẫn đến tăng sản xuất urat và tăng tổng hợp uxit uric.

 Biểu hiện bệnh gút trên ngón chân cái.

Phần lớn bệnh nhân gút có nồng độ axit uric máu >416,5 Mmol/l. Khuyến cáo của Hội thấp khớp học châu Âu (EULAR) mục đích đạt được trong điều trị bệnh gút là giảm axit uric dưới mức 360 Mmol/l.

Điều trị bệnh gút, cần chú ý đến điều trị các bệnh phối hợp. Trường hợp người bệnh có tăng huyết áp nên ngừng sử dụng thuốc lợi tiểu và dùng losartan để điều trị tăng huyết áp. Bệnh nhân có tăng lipid máu nên có chế độ ăn hợp lý, kèm theo sử dụng thuốc thuộc nhóm fenofibrat hoặc atorvastatin.

Điều trị cơn gút: chườm đá, colchicine, thuốc chống viêm không steroid, corticoid tại chỗ, ACTH và kháng cytokine.                                     

Điều trị giảm axit uric máu: Mục đích điều trị đạt AU<360Mmol/l (khuyến cáo của EULAR). Chế độ ăn hợp lý, ngừng các thuốc gây tăng AU máu. Sử dụng thuốc giảm AU máu. Colchicine hoặc thuốc chống viêm không steroid ở tháng đầu tiên. Điều trị suốt đời.

Thuốc làm giảm axit uric: ức chế tổng hợp AU (allopurinol và febuxostat). Tăng bài niệu AU và oxydaze urat.

-Allopurinol là thuốc ức chế tổng hợp Xanthin oxydase, hiệu quả phụ thuộc vào liều điều trị, khởi đầu với liều thấp sau đó tăng dần. Bạn nên đưa bác đến bệnh viện chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và chỉ định cách dùng thuốc điều trị cụ thể.

 

                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục