Cán bộ khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa TPHB kiểm tra, phát hiện các bệnh răng miệng ở trẻ.

Cán bộ khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa TPHB kiểm tra, phát hiện các bệnh răng miệng ở trẻ.

(HBĐT) - Bệnh răng miệng là loại bệnh phổ biến nhất nhưng cũng ít được chú ý, đề phòng nhất ở Việt Nam hiện nay. Có tới 90% dân số mắc các bệnh về răng miệng. Khác với các bệnh khác, người ta có thể mắc bệnh răng miệng ngay từ lúc mới sinh cho đến khi sắp từ giã cõi đời. Do tính chất phổ biến với mọi lứa tuổi như vậy mà việc phòng - chống các bệnh về răng miệng là một nhiệm vụ có tính xã hội hoá.

 

Hai bệnh hay gặp nhất trong các bệnh răng miệng là bệnh sâu răng và bệnh quanh răng (viêm lợi và viêm quanh răng). Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây rụng răng, hạn chế khả năng nói và nhai của con người.

1. Các phương pháp phòng bệnh sâu răng:

a. Sử dụng fluor:

- Fluor hóa nước cấp cộng đồng: đưa F vào nguồn nước cung cấp cho cộng đồng ở nồng độ tối ưu. Nồng độ fluor dao động từ 0,7-1,2 ppm. F hóa nước uống làm giảm sâu răng từ 50 - 65%. Không F hóa nước ở những nơi có nồng độ F hóa tối ưu trong các nguồn nước tự nhiên.

- Muối F:  nồng độ fluor là 250 mgF/kg muối. Hiệu quả phòng sâu răng như F hóa nước cấp cộng đồng. Phương pháp này áp dụng phù hợp với các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế còn hạn chế.

- Dùng viên fluor: chỉ định cho những trẻ có nguy cơ sâu răng cao ở những cộng đồng dân cư có nồng độ F thấp. Sử dụng phương pháp này phải có sự giám sát tốt.

- Fluor hóa nguồn cung cấp nước ở trường học: áp dụng ở những nơi không có nguồn nước cấp cho cộng đồng.

- Súc miệng với các dung dịch fluor pha loãng: là phương pháp dễ thực hiện và hiệu quả cao trong phòng sâu răng. Giảm sâu răng từ 35-50% sau 5 năm.

- Dùng kem đánh răng có fluor: giảm sâu răng từ 20-30%.

- Dùng gel hoặc vecni có fluor.

- Sử dụng phối hợp các dạng fluor.

b.Vệ sinh răng miệng bằng kỹ thuật chải răng.

c. Trám bít hố rãnh: là hàn phủ lên các mặt hố rãnh của các răng phía sau bằng vật liệu trám bít.

d. Chế độ ăn hợp lý: kiểm soát các thức ăn và đồ uống có đường.

2. Các phương pháp dự phòng bệnh viêm lợi:

- Các biện pháp cơ học làm sạch mảng bám răng: chải răng; làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ, tăm gỗ...

- Kiểm soát cặn bám răng bằng phương pháp hóa học: Khắc phục sửa chữa các sai sót bằng chế độ ăn uống, tuyên truyền phòng bệnh.

3. Chương trình nha học đường:

Những nội dung chính của chương trình nha học đường:

- Giáo dục nha khoa: Hướng dẫn học sinh phương pháp chải răng và các biện pháp khác làm sạch răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng.

- Cho học sinh súc miệng có fluor 0,2% tại trường mỗi tuần một lần.

- Dự phòng lâm sàng bao gồm: lấy cao răng điều trị viêm lợi, hàn răng sâu sớm, nhổ răng sữa thay, khám răng miệng định kỳ và trám bít hố rãnh, kiểm tra vệ sinh răng miệng

 Những biện pháp phòng, chống cụ thể:

- Tự nâng cao nhận thức về nguồn gốc, bản chất và tác hại của các bệnh răng miệng.

- Đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn và một chế độ ăn uống hợp lý.

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt: đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa.

- Đi khám định kỳ để được chăm sóc, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng.

- Đối với trẻ em còn cần phải đảm bảo sự phát triển đúng đắn của hàm răng, điều trị sớm những lệch lạc nếu có.   

 

                                                                               Bùi Minh (TH)

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục