Có rất nhiều người bị viêm họng uống hết kháng sinh này đến kháng sinh khác nhưng bệnh vẫn không hết. Theo lý giải của PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng – Trưởng khoa tai mũi họng, BV. Cấp cứu Trung Vương, với những bệnh nhân này, viêm họng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Uống bao nhiêu thuốc… đau vẫn hoàn đau!

Ho, đau họng, khàn tiếng anh Hoàng Tiến Nam được bác sĩ chẩn đoán bị viêm họng. Anh uống thuốc 10 ngày thì hết bệnh. Nhưng khoảng nửa tháng sau anh lại bị ho, họng sưng tấy, khi nuốt đồ ăn nước uống luôn có cảm giác như có gì đó chèn ngang họng bác sĩ lại chẩn đoán anh bị viêm họng, uống 15 ngày thuốc anh đỡ bệnh. Nhưng một thời gian sau anh lại bị lại. Chỉ đến khi bác sĩ tiến hành nội soi mới phát hiện anh bị bệnh trào ngược dạ dày.

Cổ họng đau rát, nuốt nước cũng đau anh Nguyễn Minh Nhật đi khám bác sĩ thì được biết bị viêm họng. Anh uống thuốc 2 tuần, bệnh có giảm hơn nhưng ngay sau đó bệnh lại tái phát. Anh Nhật lại tiếp tục uống thuốc viêm họng. Bệnh hết. Nhưng không lâu sau đó tình trạng bệnh cũ lại xuất hiện. Mãi sau này anh Nhật mới được phát hiện là bị viêm xoang.

Chị Mỹ L. họng sưng, đỏ, mưng mủ bác sĩ cho rằng chị bị viêm họng rồi kê đơn thuốc. Bệnh không thuyên giảm, bác sĩ đổi thuốc cho chị. Hết thuốc đau vẫn hoàn đau. Chị L. bần thần khi kết quả xét nghiệm cho thấy chị mắc bệnh lậu vì “quan hệ” bằng miệng.

PGS.TS.BS. Đặng Xuân Hùng cho biết, viêm họng là viêm hệ thống niêm mạc họng. Có 3 loại viêm họng viêm họng mũi, viêm họng miệng và viêm họng thanh quản. Viêm họng mũi là do môi trường, viêm họng miệng là do nói nhiều và viêm họng thanh quản là do hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Theo PGS. Đặng Xuân Hùng, viêm họng do nhiều nguyên nhân như siêu vi, vi trùng hoặc nấm. Trong đó, trên 80% do siêu vi, chỉ có một số nhỏ do nhiễm trùng.
 
Tuy nhiên, rất nhiều người cứ nghĩ viêm họng là do nhiễm trùng nên dùng kháng sinh. Điều này rất nguy hiểm, nếu viêm mũi họng do siêu vi dùng kháng sinh sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết. Thực tế, trong điều trị bệnh viêm mũi họng điều quan trọng chưa phải là kháng sinh mà quan trọng nhất là “tổng vệ sinh” tai mũi họng. Cụ thể, cần có chế độ vệ sinh hàng ngày như súc họng bằng nước muối sinh lý; súc rửa mũi 1 - 2 lần bằng nước biển sâu và nhỏ nước rửa tai.

Hậu quả khó lường

TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn (Bộ môn Nhi - ĐH Y Dược TP.HCM), thư ký Chi hội Tiêu hóa nhi Việt Nam cho biết, rất nhiều người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bị viêm họng. Trong những trường hợp bị viêm họng do bệnh trào ngược nếu không điều trị bệnh trào ngược thì bệnh viêm họng sẽ không khỏi và tái phát nhiều lần. Riêng bệnh trào ngược nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
 
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, các biến chứng của bệnh trào ngược có thể thấy ngay ở đường tiêu hóa mà cơ quan gần nhất phải gánh chịu là thực quản. Thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và biến chứng nặng nề nhất lên thực quản là “thực quản Barrett”, là tình trạng thực quản bị viêm chít hẹp lại, gây khó khăn cho sự lưu thông thức ăn từ trên xuống.

Người bệnh dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường. Hoặc bị khàn tiếng do dây thanh trong cổ họng bị dày lên, hậu quả của tình trạng dịch acid ở dạ dày trào vào vùng hầu họng. Gần đây, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan mật thiết ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản và tình trạng hen suyễn. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng…

PGS. Đặng Xuân Hùng khuyến cáo, để điều trị triệt để bệnh viêm họng cần phải khám, tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu như vậy mới mong chữa khỏi bệnh và tránh bị các biến chứng nguy hiểm.

 

                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục