Cấp cứu tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức.Ảnh: PV

Cấp cứu tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức.Ảnh: PV

Hiện nay, công tác cấp cứu trước khi nhập viện còn nhiều hạn chế. Nhiều bệnh nhân trước khi cấp cứu, tình trạng chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng vì không được xử lý đúng trên đường nhập viện nên khi vào viện, bệnh có thể diễn biến xấu hơn vì không được cấp cứu kịp thời...

Sơ cấp cứu ban đầu còn yếu

Việc cấp cứu trong những giờ đầu, phút đầu được coi là giờ vàng cho những người bị tai nạn. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng thực hiện tốt việc cấp cứu này. Vì thế nhiều người đã mất quyền sống chỉ vì những sai sót do sơ cứu ban đầu, hoặc không được cấp cứu ngay. Hiện nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta chưa có trung tâm vận chuyển cấp cứu (cấp cứu 115).

GS. Vũ Văn Đính - Chủ tịch hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết, hiện hệ thống cấp cứu trước viện của ta chủ yếu do Trung tâm cấp cứu 115 đảm nhận. Rất ít trường hợp nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ được cấp cứu ngay tại hiện trường hoặc nếu được cấp cứu thì chất lượng sơ cấp cứu còn kém (chỉ có 5 - 10% nạn nhân được sơ cấp cứu và khoảng 1/2 là sơ cấp cứu không đúng).
 
Một trong những nguyên nhân là do nhân viên y tế cơ sở và mạng lưới tình nguyện viên không có kiến thức và chưa được đào tạo về sơ cấp cứu ban đầu. Theo một điều tra của Trường ĐH Y tế công cộng mới đây cũng khẳng định, chỉ có 4% người bị tai nạn được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, 52% trường hợp không được cấp cứu ban đầu tại hiện trường.

“4 tại chỗ” với cấp cứu TNGT

Hiện nay cả nước mới có 4 Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 (Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Bình và Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương) hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, điều này vẫn không đáp ứng nổi yêu cầu cấp cứu bệnh nhân và nhu cầu của xã hội. Theo báo cáo của Nghiên cứu quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam về chăm sóc y tế trước khi đến bệnh viện, đánh giá kỹ thuật cấp cứu ban đầu cho thấy: 34,8% không được xử trí cấp cứu và 65,2% được xử trí cấp cứu.
 
Các xử trí thông thường chỉ đạt yêu cầu về chuyên môn dưới 50%. Nhiều nạn nhân không được vận chuyển đến bệnh viện bằng các xe cấp cứu chuyên dụng mà bằng các phương tiện khác như xe taxi, xe ôm hoặc thậm chí bằng cả xe tải do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do thiếu xe cấp cứu.
 
Thời gian trong cấp cứu nói chung và trong cấp cứu TNGT nói riêng có vai trò quyết định đến chất lượng cấp cứu. Giới hạn “thời gian vàng” trong cấp cứu TNGT là trong 1 giờ đầu, nếu để quá giới hạn này sẽ gây ra các biến chứng phức tạp, đôi khi ảnh hưởng đến cả tính mạng bệnh nhân và khả năng phục hồi chức năng sau điều trị.
 
Tình trạng này đã làm tăng nguy cơ tử vong, làm nặng thêm và để lại nhiều di chứng cho nạn nhân sau điều trị. Vì vậy việc tăng cường năng lực cấp cứu ngay tại hiện trường có vai trò đặc biệt quan trọng. Cần thực hiện phương châm “4 tại chỗ” là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ đối với cấp cứu nạn nhân TNGT.

Theo các chuyên gia cấp cứu, mỗi năm nước ta có 12.000 trường hợp tử vong do tai nạn. Nếu đào tạo được kiến thức cấp cứu cho đội ngũ cộng tác viên, xây dựng trạm sơ cấp cứu dọc các tuyến đường thì mỗi năm có thể giảm 10% số người chết do TNGT.         

 

                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục