Suốt năm này qua tháng nọ bề bộn với công việc, ăn uống không đúng cách cộng với ô nhiễm bên ngoài có thể khiến cơ thể trì trệ. Trước khi nghĩ đến dùng thuốc nhuận trường, giải nhiệt, lọc gan...; bạn hãy dùng thực phẩm có tính năng thanh lọc.

 

Cà rốt: Có tác dụng kết dính và giải độc thủy ngân, giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu.

Khổ qua: Đa phần thực phẩm có vị đắng đều có tính giải độc. Khổ qua giúp giải nhiệt, thanh lọc và làm sáng mắt. Đối với người tiểu đường thì khổ qua có thể giúp ổn định đường huyết. Trong khổ qua còn có một dạng protein có thể phòng ngừa ung thư, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, loại trừ độc tố.

Táo: Ruột là cơ quan có chức năng bài tiết độc tố khỏi cơ thể, nếu đường ruột yếu các độc tố sẽ tích tụ lại và bị hấp thụ ngược trở lại vào máu. Táo có một lượng chất xơ đủ để kết dính và ngăn ngừa độc tố phát tán.

Dưa chuột: Bộ ba cơ quan có chức năng lọc máu - bài tiết chất cặn bã gồm gan, thận và ruột, trong đó thận có vai trò quan trọng nhất: thanh lọc độc tố trong máu, cặn bã từ quá trình phân giải protein và thải ra ngoài qua nước tiểu. Dưa leo không những có tính năng lợi tiểu, làm sạch niệu đạo giúp quá trình thải nước tiểu tốt hơn mà còn hỗ trợ giải độc phổi.

Nấm mèo: Đối với những người tiếp xúc nhiều vải sợi, bông... thì ăn nhiều nấm mèo có thể giúp loại trừ chất có hại từ chất keo. Nấm còn giúp lọc máu, hạ cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch và làm sạch hệ tiêu hóa.

 
Táo / Trái hồng - Ảnh: Thái Nguyên

Trái hồng: Có nhiều chất xơ và khoáng chất, nhất là potassium nên vừa có tác dụng làm sáng da vừa giúp chuyển hóa.

Trà xanh: Có khả năng kích thích sự miễn dịch, chống ô xy hóa, ngăn ngừa ung thư và tác động giải trừ độc tố rất cao.

Tỏi: Có tính kháng viêm cao, ngăn ngừa các chứng xơ vữa động mạch, giảm tỷ lệ cholesterol “xấu” và giảm thiểu nồng độ chì trong cơ thể.

Đậu xanh nguyên vỏ: Có tính giải độc cao, nhất là đối với các nhiễm độc do kim loại nặng, thuốc trừ sâu tồn dư trong thực phẩm.

Nho và hạt: Hỗ trợ gan trong quá trình trung hòa và giải trừ độc tố trong cơ thể, giúp tái tạo máu, đánh tan độc tố trong mô mỡ - nguyên nhân dẫn đến viêm mô mỡ thừa.

Như vậy, ngoài ngon miệng thì các thực phẩm kể trên còn có thể giúp “trả lại” cho chúng ta một cơ thể tràn đầy khỏe khoắn.

 

                                                                   Theo ThanhNien

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục