Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn; vào kinh phế và vị; có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Có công dụng chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt tràng nhạc nhanh vỡ và khỏi. Liều dùng: 6 -12 g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.

 

Ngưu bàng tử được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Nuốt đau do viêm khô mũi họng, đau họng: ngưu bàng tử 10g, sao qua, tán mịn, uống với nước sôi pha chút rượu.

Chữa cảm cúm: ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tất cả tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 - 4 lần tùy theo bệnh.

 Ngưu bàng tử có tác dụng thanh nhiệt, thông phổi.

Trị các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, hơi sợ lạnh, miệng khát họng rát, ho khạc ra đờm vàng:

ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống. Hoặc ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, kinh giới 8g, bạc hà 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Thúc sởi, thải độc khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt: ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống.

Mát họng, giảm đau: ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trừ đờm, dịu cơn hen khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm: ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị phù thũng, thủy thũng, chân tay phù và cảm mạo: ngưu bàng tử 8g, sao vàng, tán bột, chia uống 3 lần trong ngày, uống với nước nóng.

Cháo ngưu bàng tử: ngưu bàng tử 20g, gạo tẻ 60g. Ngưu bàng tử  nấu lấy nước; gạo tẻ đem nấu cháo, khi cháo được cho nước ngưu bàng tử, thêm đường, khuấy đều, đun sôi lại. Ăn nóng ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt.

Cuống lá và thân cây dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do có tác dụng hạ glucose máu và tăng lượng glycogen trong gan.

Y học hiện đại dùng ngưu bàng căn làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, lọc máu khi bị tê thấp, sưng đau các khớp và bệnh ngoài da. ở Đức, sử dụng rễ ngưu bàng để trị rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày và ruột, thống phong (gút), thấp khớp hoặc làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu lọc máu. Vừa uống vừa bôi ngoài da trị ngứa, vảy nến, chàm, nhiễm trùng da....

Kiêng kỵ: người tỳ vị hư hàn, tiêu lỏng không nên dùng.     

 

                                                    Theo SKĐS

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục