Ở Trung tâm, Tuấn được học chữ và luôn nhận được tình yêu thương của cô Hà và các bạn cùng chung cảnh ngộ.

Ở Trung tâm, Tuấn được học chữ và luôn nhận được tình yêu thương của cô Hà và các bạn cùng chung cảnh ngộ.

(HBĐT) - Không còn cái vẻ mặt héo hon sau những bữa no, bữa đói; không còn cảnh lấm lem bùn đất mỗi ngày; không còn sự chới với, cô đơn trong tâm hồn con trẻ sau những nghiệt ngã của cuộc đời. Giờ đây, chúng tôi đã thấy những tiếng cười trong trẻo, thơ ngây với những chiếc răng sún của cậu bé Bùi Minh Tuấn - đứa trẻ duy nhất có HIV ở TTBTXH tỉnh.

 

Thời điểm đầu năm 2006, trong một ngày mưa rét, cái tin chị Bùi Thị Thủy - mẹ Tuấn ở xóm Bãi Bệ I bị chết vì HIV/AIDS đã lan nhanh như những cơn gió lạnh ở miền sơn cước còn nghèo khó này đã khiến cho cả gia đình họ mạc bị sốc và cả bản nghèo cũng bị sốc theo. Không nói thành lời nhưng người ta cứ rỉ tai bảo nhau phải tránh xa cái nhà ấy ra, tránh xa người chồng và đứa trẻ mới lên 4 tuổi. Sự nghiệt ngã với nỗi đau tiếp nối khi năm 2008, anh Bùi Văn Duân - cha Tuấn cũng chung phận với người vợ mệnh bạc để Tuấn lại một mình bơ vơ giữa cuộc đời với căn bệnh quái ác và không nơi nương tựa, bấu víu. Tuấn mất mẹ nay lại không còn cha, khi ấy, Tuấn cũng chỉ mới lên 6, về sống với người bác ruột. Đến đầu năm 2011, chỗ bám víu duy nhất ấy cũng bỏ lại Tuấn để đi vào Lâm Đồng xây dựng kinh tế mới. Từ đây, cậu bé 9 tuổi sống lắt lẻo qua ngày nhờ sự cảm thương của người đời.

“Hay tin có trường hợp cháu bé nhiễm HIV ở xóm Bãi Bệ I, xã Dũng Phong (Cao Phong) không có nơi nương tựa, chúng tôi đã cử người về tậm nơi tìm hiểu tình hình và đón cháu về nuôi dưỡng, chữa bệnh từ thời điểm tháng 7/2011. ở đây, cháu đã dần hòa nhập và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác” - ông Ngô Ngọc Thu, Giám đốc TTBTXH tỉnh cho biết.

 

Về đây, có lẽ cuộc đời non nớt của cậu bé Bùi Minh Tuấn đã bắt đầu rẽ sang một trang khác. Gặp tôi, không còn cái vẻ e dè, nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ, Tuấn dạn dĩ cười rồi kể: ở đây cháu không bị đói nữa và có mẹ chăm sóc, có nhiều bạn để chơi và có lớp để học chữ. Đó là điều mà trước đây có nằm mơ, Tuấn cũng không hình dung ra được.

 

Chị Nguyễn Ngọc Hà, cán bộ nuôi dưỡng, quản lý chăm sóc kể: Khi mới đưa về Trung tâm, Tuấn rất nhút nhát và hầu như chẳng tiếp xúc, chẳng nói chuyện với ai. Lúc nào cũng trong tâm trạng nơm nớp lo lắng, sợ hãi. Có lẽ cháu vẫn còn bị ám ảnh với những tháng ngày cơ cực. Không chỉ vậy, thời gian mới về, thỉnh thoảng cháu còn bị chảy máu mũi nhưng đến nay, sau một thời gian chữa trị, hiện tượng đó cũng đã thưa dần, không còn nhiều như trước nữa. ở đây, ngoài được chăm sóc, nuôi dưỡng, cháu còn được học văn hóa, học chữ và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao. Đến bây giờ, Tuấn cũng đã tham gia biểu diễn văn nghệ ở Trung tâm trong các buổi giao lưu hay trong những dịp Trung thu, Tết thiếu nhi... Ngoài Tuấn là trẻ có HIV ra thì còn lại đa phần là trẻ tàn tật. Dù vậy, các cháu vẫn luôn được đối xử một cách bình đẳng và luôn được thương yêu như các cháu khác, không có sự phân biệt đối xử; các cháu đều được giáo dục hình thành nhân cách để trở thành những người tốt.

 

Được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, không còn sự ghẻ lạnh, xa lánh, không còn cái cảm giác chới với, cô đơn giữa biển người. Tin rằng, Tuấn và các bạn trong cái lớp học đặc biệt này như đã tìm được hơi ấm yêu thương giữa cuộc đời.

 

                                                                          Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục