Chi cục QLTT tỉnh tiêu hủy hàng giả, kém chất lượng.

Chi cục QLTT tỉnh tiêu hủy hàng giả, kém chất lượng.

(HBĐT) - Tết Nhâm Thìn đang đến gần, nhiều loại hàng hóa đã được tung ra trên thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao của nhân dân. Đây cũng là thời điểm nhiều loại hàng giả, kém chất lượng lưu thông, bày bán trà trộn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Ăn gì, uống gì để đảm bảo an toàn trong dịp Tết đang là mối quan tâm của mỗi gia đình.

 

Vấn đề VSATTP trở nên “nóng” hơn khi càng gần Tết, cơ quan chức năng càng phát hiện nhiều vụ vận chuyển, SX, CB, KD thực phẩm “bẩn” vi phạm các quy định. BCĐ 127 tỉnh đang tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa phục vụ Tết. Qua đó đã phát hiện rượu săm tại huyện Đà Bắc; cơ sở sản xuất rượu Gia Tiến tại huyện Kỳ Sơn có nhiều lỗi vi phạm. Ngày 9/1, Đội QLTT số 1 TPHB đã phát hiện Công ty TNHH Thái Ba tại tổ 15, phường Đồng Tiến tích trữ 1.800 chai rượu Sakekojino không có thời hạn sử dụng, sản xuất từ năm 2009. Nếu trót lọt, số sản phẩm này rất có thể sẽ được “phù phép” với hạn sử dụng mới để đánh lừa người tiêu dùng. Các đoàn cũng đã thu được không ít hàng nhái, hàng kém chất lượng, tập trung vào các mặt hàng mứt, kẹo, rượu, mì chính, nước mắm… và nội tạng động vật không có kiểm dịch. Theo báo cáo của BCĐ liên ngành về VSATTP tỉnh, 100% mẫu bún, phở và hầu hết mẫu giò, chả mà cơ quan chức năng kiểm tra đều có hàn the. Năm 2011, trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 vụ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đã có 2 người tại huyện Lương Sơn, Lạc Thủy tử vong (1 vụ do ngộ độc rượu). Trong đó, tập trung vào các loại ngộ độc: thức ăn 490 người, nấm 22 người, hóa chất 182 người, rượu 34 người…  

 

Tuy nhiên, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP (Sở Y tế) Bùi Quang Huấn cho rằng, đây mới chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”, nhiều ca ngộ độc vẫn chưa được báo cáo. Đây cũng chỉ là những ca ngộ độc cấp tính, còn nhiều mối nguy hiểm lâu dài được tích tụ khi ăn những thực phẩm nhiễm vi sinh vật, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, phẩm màu, phụ gia… Qua kiểm tra 232 cơ sở SX, CB, KD thực phẩm tuyến tỉnh đã phát hiện 192 cơ sở vi phạm, 13 cơ sở với 22 loại sản phẩm buộc phải tiêu hủy. Tuyến xã qua kiểm tra 6.263 cơ sở cũng đã phát hiện 1.479 cơ sở vi phạm, 60 loại sản phẩm buộc phải tiêu hủy. Trên địa bàn TPHB có đến gần 30% số mẫu xét nghiệm thực phẩm không đạt yêu cầu. Nhiều cơ sở SX, CB, KD thực phẩm ở Lương Sơn, Kỳ Sơn, TPHB khi chúng tôi thâm nhập thực tế thì cũng chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã thấy không đảm bảo như: khu chế biến không sạch sẽ, rác bẩn không có thùng đậy, nước tù đọng, bát, đĩa không đảm bảo vệ sinh… Trong khi đó, vấn đề quản lý ATVSTP còn nhiều khó khăn. Nhân lực bố trí cho công tác ATVSTP ngành Y tế vừa thiếu, vừa yếu. SX, CB, KD thực phẩm trên địa bàn tỉnh chủ yếu nhỏ lẻ, khó đáp ứng các quy định, điều kiện. Vấn đề quản lý các bếp ăn tập thể, đám cưới, đám tang, lễ hội chưa được chú trọng. Thực phẩm kém chất lượng còn lưu thông trên thị trường, đặc biệt tại các chợ vùng sâu, xa. Việc ô nhiễm vi sinh vật, các chất độc hại trên nông sản, thịt, cá… hiện vẫn chưa đủ năng lực và điều kiện kiểm soát. Các mẫu xét nghiệm đều phải gửi đi Hà Nội và chờ kết quả. Xử lý vi phạm trong thanh - kiểm tra đôi lúc còn nương nhẹ dẫn đến việc tái diễn vi phạm. Tình trạng mất vệ sinh, thức ăn chín sống lẫn lộn, bụi bặm, ruồi muỗi, phơi bán tự do khá phổ biến, có thể gây ra các vụ ngộ độc và dịch bệnh truyền qua đường thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

 

Tết là thời điểm lượng tiêu dùng thực phẩm tăng đột biến, khiến các cơ sở SX, CB, KD thực phẩm đều tăng hoạt động. Đây cũng là lý do mà năm 2012, tháng hành động vì chất lượng ATVSTP với chủ đề “Đảm bảo an toàn thực phẩm Tết dân tộc và các lễ hội” được tổ chức thực hiện từ ngày 10/1 – 10/2 thay vì từ tháng 4 đến tháng 5 như mọi năm. Để triển khai có hiệu quả, BCĐ liên ngành về VSATTP tỉnh đã thống nhất tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, huyện, thành phố trong tổ chức thực hiện; tăng cường tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức đổi mới đến từng hộ gia đình; đẩy mạnh thanh - kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm; các doanh nghiệp CB, SX, KD thực phẩm chấp hành nghiêm các quy định về VSATTP. Phấn đấu 80% người quản lý, người trực tiếp SX, CB, KD thực phẩm tuyến tỉnh, huyện quản lý được tập huấn, cập nhật kiến thức về VSATTP; giảm 10% vụ ngộ độc thực phẩm. Đối với người tiêu dùng, chỉ mua và sử dụng thực phẩm có nhãn, mác, nơi sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng; nên sử dụng thực phẩm tươi, sống có dấu kiểm dịch và sẵn có ở địa phương. Bên cạnh đó, sử dụng thực phẩm điều độ để phòng ngừa ngộ độc, các bệnh truyền qua thực phẩm trong dịp Tết và lễ hội đầu xuân.

 

                                                                                                   Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục