Ít ai để ý rằng bia rượu quá đà có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… Các biểu hiện này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, người gầy yếu, xanh xao, buồn bực khó chịu, thậm chí là có khả năng ung thư, nguy hiểm về tính mạng.

 

Hai tổn thương phổ biến sau uống rượu

Hội chứng viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt 39 - 400C. Để điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh phải ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.
 
Thức ăn phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn. Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước điện giải bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Trong bệnh viêm dạ dày cấp tính, quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn.
 
Tuy nhiên, nếu người bệnh không hạn chế những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi..., những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có ga, sữa bò... thì viêm dạ dày cấp rất dễ tái phát và nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cơ chế miễn dịch.
 
Hội chứng ruột kích thích: Không “ồn ào” như viêm dạ dày cấp, biểu hiện chính của hội chứng ruột kích thích xuất hiện sau nhậu nhẹt là tình trạng tiêu chảy cấp hoặc đại tiện sệt, lỏng ngày 3-4 lần, nhất là buổi sáng ngày hôm sau của những cuộc nhậu. Đi lỏng thường kèm theo với đau bụng hoặc không. Trước khi đại tiện thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, đại tiện xong thường thấy dễ chịu. Có người còn cảm thấy đau tức, khó chịu ở hậu môn, mót đi ngoài hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, có khi phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng.
 
Phân lỏng, nát nhưng có thể đoạn đầu cứng mà đoạn sau nát. Trong ngày, phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhày hoặc toàn nhày. Nhiều khi bệnh nhân còn có cảm giác ậm ạch, khó tiêu, no hơi, nặng bụng, trướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Các biểu hiện trên có thể kéo dài vài ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trên lại tiếp tục xảy ra sau khi uống rượu, bia nhiều và theo thời gian, nó có thể làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, gây ra những tổn thương thực thể ở cơ quan tiêu hóa nếu không điều trị kịp thời.
 Viêm dạ dày cấp tính là biểu hiện dữ dội ở đường tiêu hóa thường gặp sau uống rượu.

Hai nhóm căn nguyên chính

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng có thể gói gọn lại thành 2 nhóm nguyên nhân chính là do thực phẩm (bao gồm cả rượu, bia) và các rối loạn nhu động ruột.

Các nguyên nhân do thực phẩm bao gồm: Ăn uống quá nhiều chất béo, gia vị, ăn quá nhanh, nhai không kỹ… Thực phẩm sử dụng tại bàn nhậu như rau quả, các loại thịt, cá, hải sản… không bảo đảm vệ sinh trong chế biến, sử dụng phẩm màu độc hại để bảo quản hoặc tái sử dụng thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Nguồn gốc rượu, bia không rõ ràng; sử dụng rượu, bia kém chất lượng hoặc tự nấu, tự ngâm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng nước đá không bảo đảm vệ sinh.

Các nguyên nhân do rối loạn nhu động ruột: là do việc sử dụng quá nhiều rượu, bia làm mẫn cảm hệ thần kinh trung ương nói chung và thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn nhu động của ống tiêu hóa. 
 

Có dự phòng được những hệ lụy do uống bia, rượu?

Nguyên tắc hàng đầu là không lạm dụng rượu, bia. Nếu phải ăn nhậu, nên chọn quán ăn có uy tín, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; không sử dụng đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc. Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp, hạn chế các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi (như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường, đồ uống nhiều đường và có ga, chất kích thích), những thức ăn để lâu hoặc bảo quản không tốt.  

 

 

                                                              Theo SKĐS

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục