Với số tiền hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của người thân, gia đình ông Bùi Văn Đạn, xóm Ve, xã Đông Bắc (Kim Bôi) đã xây dựng được ngôi nhà mới rộng 42m2.

Với số tiền hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của người thân, gia đình ông Bùi Văn Đạn, xóm Ve, xã Đông Bắc (Kim Bôi) đã xây dựng được ngôi nhà mới rộng 42m2.

(HBĐT) - Năm 2011, công tác xoá đói - giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng chính sách - xã hội (NH CS-XH) huyện giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư vào phát triển sản xuất, vươn lên ổn định đời sống.

 

Cùng với cán bộ NHCS-XH huyện và cán bộ xã Đông Bắc, chúng tôi đến gia đình ông Bùi Văn Đạn ở xóm Ve. Đây là hộ nghèo của xã. Nhà có 6 khẩu mà chỉ trông chờ vào 260 m2 ruộng và thu nhập của người con trai đi làm phụ xây, có cần cù và tằn tiện lắm cũng chỉ đủ ăn chứ nói gì đến dư giả để làm được nhà. Năm 2011, gia đình ông được vay vốn NHCS-XH chương trình làm nhà ở với số tiền hỗ trợ của Nhà nước 16,4 triệu đồng và sự giúp đỡ của anh em họ hàng. Từ trước Tết Nguyên đán, gia đình ông Đạn đã hoàn thiện ngôi nhà khang trang, diện tích 42 m2, trị giá 52 triệu đồng.

 

Thông qua hệ thống NH CS-XH, nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để mua giống cây, con phát triển sản xuất và chăn nuôi. Từ chỗ thiếu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế thì nay, nhiều hộ nghèo đã có thể vươn lên, tăng thu nhập, ổn định đời sống. Cách đây 3 năm, gia đình bà Bùi Thị Dấu, xóm Ve, xã Đông Bắc thuộc diện hộ nghèo. Cuộc sống của gia đình bà chỉ trông vào sản xuất nông nghiệp lại thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nên cái nghèo khó cứ đeo bám. Tuy nhiên, thông qua tổ chức Hội Phụ nữ, gia đình bà được tham gia vay vốn của  NH CS-XH. Với số vốn được vay, gia đình bà Dấu đầu tư mua trâu và trồng mía. Lấy ngắn nuôi dài, gia đình bà đã có điều kiện mở rộng chăn nuôi, tăng thu nhập. Nhờ đó, chỉ sau 2 năm, gia đình bà Dấu đã thoát khỏi hộ nghèo, cuộc sống được ổn định. Năm 2010, gia đình bà được vay tiếp chương trình 167 làm được một căn nhà cấp 4 vững chãi, đầu năm 2012 được vay tiếp làm thêm tầng 2 trị giá 52 triệu đồng.

 

ông Lê Việt Hà, Giám đốc NH CS-XH huyện Kim Bôi cho biết: Hết quý I, ngân hàng có tổng dư nợ hơn 182 tỉ đồng cho hơn 15.000 hộ vay. Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt gần 71 tỉ đồng, dư nợ cho vay HS-SV đạt trên 46 tỉ đồng, dư nợ cho vay hộ gia đình SX-KD tại vùng khó khăn đạt gần 29 tỉ đồng; dư nợ cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đạt   trên 24 tỉ đồng... Việc thực hiện giao dịch của ngân hàng tại 28 xã, thị trấn và thông qua 350 tổ TK&VV đã giúp cho nguồn vốn vay được triển khai đúng đối tượng và đúng mục đích. Nhìn chung, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Cùng với cho vay, đơn vị làm tốt công tác thu nợ, do đó, tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới 0,3%.

 

Theo kết quả rà soát năm 2010, số hộ nghèo của huyện Kim Bôi còn trên 13.000 hộ, chiếm 53,79%. Năm 2011, từ đồng vốn chính sách giúp 3.418 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 38,78%. Kết quả này cho thấy, bên cạnh việc triển khai nhiều giải pháp đồng  bộ của chính quyền địa phương trong phát triển KT-XH còn có    sự đóng góp tích cực của NH CS-XH huyện trong việc đồng hành cùng người nghèo trên con đường vươn tới thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

 

 

                                                               Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục