Đái dầm là tình trạng trẻ em từ 3 tuổi trở lên khi đi ngủ tự đái mà không biết. Thống kê cho thấy tỷ lệ đái dầm chiếm khoảng 3% trẻ em. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Đái dầm tuy không nguy hiểm, nhưng gây phiền toái trong cuộc sống và làm mất tự tin (nhất là ở người lớn).

 

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây chứng đái dầm do thận khí hư hàn không khế ước được bàng quang; do cơ thể suy nhược, tỳ, phế khí hư hoặc do can kinh uất nhiệt, thói quen xấu của trẻ em.

Do thận chủ sinh dục tiết niệu, chủ nhị tiện, chủ tiền âm và hậu âm, thận hư không thể thu nhiếp, cố sáp nước tiểu được gây nên đái dầm.

Cần chú ý phân biệt tình trạng đái dầm dề, không tự chủ trong các bệnh lý thần kinh: tai biến mạch máu não, tổn thương tuỷ sống, u não… gây rối loạn cõ vòng gây nên với chứng đái dầm.

Đái dầm theo y học cổ truyền có những thể bệnh và chứng trạng khác nhau và được điều trị bằng bài thuốc tương ứng với mỗi thể bệnh như sau:

 Mộc thông

Thể thận dương hư

Chứng trạng:

Tiểu tiện trong, nhiều, nhỏ giọt không dứt, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm tế vô lực.

Pháp điều trị: Ôn bổ thận dương

Bài thuốc:

Nhục quế 3g, Phụ tử 9g, Thỏ ty tử 30g, Câu kỷ tử 15g, Tiên mao 12g, Tiên linh tỷ 12g, Ô dược 12g, Ích trí nhân 12g, Sơn dược 15g, Sinh cam thảo 6g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Thể phế tỳ khí hư

Chứng trạng:

Luôn muốn đi tiểu, sắc mặt tối xám, hụt hơi mất sức, kém ăn, bụng dưới chướng, phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: Bổ tỳ ích khí

Bài thuốc:

Đẳng sâm 15g, Hoàng kỳ 30g, Chích cam thảo 6g, Bạch truật 9g, Sài hồ 9g, Thăng ma 9g, Tang phiêu tiêu 12g, Long cốt 30g, Ngũ vị tử 6g.

Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Thể can kinh uất nhiệt

Chứng trạng:

Tiểu tiện nhiều lần, nhỏ giọt, sắc vàng đỏ, bứt rứt dễ cáu, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt mỏng, mạch huyền.

Pháp điều trị: Tả can thanh nhiệt

Bài thuốc:

Long đởm thảo 6g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Sài hồ 9g, Đương quy 12g, Sinh địa 12g, Hoạt thạch 15g, Xa tiền tử 15g, Mộc thông 9g, Sơn thù nhục 6g, Bổ cốt chỉ 15g, Sinh cam thảo 6g.

Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

 Đào nhân

Thể hạ tiêu ứ trệ

Chứng trạng:

Tiểu tiện nhỏ giọt không thông, bụng dưới chướng đầy ngâm ngẩm đau, có thể sờ thấy cục báng, chất lưỡi tím tối hoặc có ban ứ, rêu lưỡi mỏng, mạch sáp.

Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

Bài thuốc:

Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Xích thược 12g, Bồ hoàng 12g, Sài hồ 9g, Ngũ linh chi 9g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Chỉ xác 9g, Sinh cam thảo.

Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Phòng bệnh:

- Buổi tối không nên uống nhiều nước, cơm tối ăn nhiều thức ăn khô, ít uống canh.

- Nếu thuộc trường hợp đái dầm ở trẻ em, chú ý buổi tối tránh hưng phấn quá độ, ban đêm định giờ gọi trẻ dậy đi tiểu, để hình thành được phản xạ đi tiểu theo thời gian nhất định.

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục