(HBĐT) - Ngày 21/5/2012, thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã ký công điện khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch lợn tai xanh, gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Nội dung công điện như sau:

 

Từ ngày 8/5/2012 đến nay, dịch lợn tai xanh đã xảy ra tại Trung tâm giống vật nuôi và Thuỷ sản trên địa bàn thành phố Hoà Bình và tại các xã: Cư Yên, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Hoà Sơn, huyện Lương Sơn, đã làm cho 450 con lợn bị mắc bệnh (trong đó có 291 con bị chết, 249 con đang bị bệnh). Các ổ dịch tai xanh trên đàn lợn được dự đoán là có khả năng lây lan rất cao và gây thiệt hại lớn đối với sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Trước những diễn biến tình hình dịch bệnh tai xanh trên cả nước ngày càng phức tạp.  

Để khống chế nhanh và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch lây lan ra diện rộng. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện các nội dung sau:

 

1. Đối với thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn đang có dịch:

 

- Tập trung mọi lực lượng khoanh vùng, bao vây, dập tắt các ổ dịch không để lây lan ra diện rộng, củng cố và thành lập Ban Chỉ đạo phong, chống dịch. Khoanh vùng, bao vây, xử lý ổ dịch gồm: quản lý ổ dịch, tiêu huỷ ngay những con lợn bị chết do dịch bệnh và lợn mắc bệnh nặng không có khả năng hồi phục; vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải, rác thải thật triệt để; tổ chức phun tiêu độc ngày hai lần khu vực ổ dịch; tách riêng những con khoẻ và con ốm để theo dõi và điều trị khắc phục triệu chứng lâm sàng. 

 

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin tai xanh cho đàn lợn tại vùng dịch uy hiếp và trong khu vực có dịch, chủ động tạo miễn dịch cho đàn lợn.

 

- Thành lập ngay các chốt kiểm dịch động vật tạm thời trong vùng có dịch để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng có dịch. Đối với lợn khoẻ được giết mổ và tiêu thụ trong phạm vi xã, dưới sự giám sát của cơ quan thú y, chính quyền địa phương.

 

2. Đối với những huyện chưa có dịch:

 

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm ổ dịch; quản lý việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn, tuyên truyền người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin tai xanh và tiêm phòng bổ sung các bệnh phổ biến trên lợn như: bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn…

 

- Tăng cường công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức về sự nguy hại của bệnh, để mọi người hiểu và thực hiện tốt công tác chống dịch, cam kết với các hộ chăn nuôi lợn trong vùng dịch thực hiện “5 không”: không dấu dịch, không mua bán lợn bệnh và sản phẩm của lợn mắc bệnh, không bán chạy lợn mắc bệnh, không tự ý vận chuyển lợn ra khỏi vùng có dịch bệnh tai xanh, không vứt bừa bãi xác lợn chết.

 

- Khi có thông báo dịch bệnh lợn trên địa bàn, Trạm thú y huyện, thành phố phải cử ngay cán bộ kỹ thuật xuống nắm tình hình, xác định nguyên nhân, phân công cán bộ của Trạm phụ trách địa bàn cần nắm vững:

 

+ Tổng đàn lợn trong vùng có dịch, số con bị ốm, số con chết, diễn biến tình hình dịch bệnh từng ngày. Tiêu huỷ ngay lợn chết, lợn bệnh đối với ổ dịch đầu tiên, do đặc tính của dịch bệnh tai xanh lợn là khó phát hiện, dễ ghép bệnh, dễ nhầm với các bệnh khác, do đó cần phân loại các loại bệnh ghép.

 

+ Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch, tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng, tạm thời dừng vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra khỏi nơi có dịch, sử dụng vắc xin tai xanh tiêm phòng bao vây ổ dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng và ra các địa phương khác. Xử lý bắt buộc đối với lợn bệnh, chết như sau: Lợn chết phải chôn, lợn bệnh có thể xử lý nhiệt bằng cách đun sôi chín, sản phẩm đã xử lý nhiệt có thể làm thức ăn cho gia súc, thuỷ sản, những sản phẩm không qua xử lý nhiệt phải chôn, sau đó phải vệ sinh tiêu độc, khử trùng với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan thú y.

 

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục thú y và các đơn vị có liên quan tổ chức phòng, chống dịch lợn tai xanh theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

 

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời giải quyết.

 

Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện.

 

 

 

                                                                       

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục