Người cao tuổi có những biến đổi rất đặc trưng do quá trình lão hóa. Tuy nhiên, theo BS. Nguyễn Thanh Huân, giảng viên bộ môn Lão khoa, Đại học Y Dược TP.HCM - Khoa Nội tim mạch, BV. Chợ Rẫy, nếu bắt đầu bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cùng sự vận động hàng ngày đều đặn thì dù tuổi cao nhưng cơ thể vẫn cường tráng, tinh thần vẫn sảng khoái, làm việc bền bỉ.

 

BS. Nguyễn Thanh Huân cho rằng: người cao tuổi đừng nên để có bệnh mới dùng thuốc. Những “bài thuốc” quý rất hiệu quả cho một tuổi già khỏe mạnh bắt nguồn từ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Do đó, người cao tuổi nên ăn đa dạng, cân đối và hợp lý. Điều quan trọng là chế độ dinh dưỡng này phải được duy trì đều đặn mỗi bữa, mỗi ngày. Nhưng để các chất dinh dưỡng được hấp thu một cách tốt nhất, người cao tuổi cần thực hiện:

 Người lớn tuổi cần có những vận động phù hợp

Vận động phù hợp và đều đặn. Tuổi già nên nhớ đến “3 cái nửa phút”. Khi tỉnh giấc không nên vội vàng bước xuống giường ngay mà nên nằm trên giường 1/2 phút cho tỉnh hẳn. Ngồi dậy 1/2 phút trên giường. Sau đó, bỏ hai chân xuống giường 1/2 phút để giúp tim có thời gian bơm máu lên não nhằm hạn chế té ngã. Kế đến là phải tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe từng người để giúp cải thiện sự thăng bằng của cơ thể, tư thế ngồi, đứng và điều khiển các cử động.

Ăn đa dạng các loại thức ăn. Thức ăn hàng ngày của người cao tuổi càng đa dạng càng tốt, điều này giúp cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp tăng khẩu vị. Nên ăn nhiều các loại rau tươi, giúp bổ sung các vitamin, muối khoáng cần thiết mà cơ thể người già không thể tự tổng hợp được. Cá rất giàu chất đạm, ít acid béo không tốt, nhiều acid béo tốt. Nếu ăn cá thường xuyên, ít nhất 2 lần trong tuần sẽ giúp người cao tuổi có khả năng chống lại nhiều bệnh tật. Chất xơ tuy không cung cấp năng lượng nhưng lại có vai trò không thể thiếu trong việc chống táo bón, giảm cholesterol máu làm tránh xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì… Đặc biệt, người cao tuổi nên dùng thực phẩm có chứa plant sterols (Sterol Ester thực vật) - một loại chất béo chiết xuất tự nhiên từ thực vật, giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch vành.

Cần ăn giảm một số chất. Người cao tuổi nên hạn chế và gần như không nên ăn các loại đường mía, mật, bánh kẹo, nước ngọt, nước tăng lực. Người cao tuổi nên ăn ít chất béo. Để giảm gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, người già nên tránh ăn nhiều thịt. Tránh ăn nhiều muối trong một thời gian nhất định. Sự dư thừa muối sẽ dẫn đến tích trữ nước trong cơ thể, gây ra gánh nặng cho tim, thận và làm xuất hiện hoặc nặng thêm những bệnh sẵn có như cao huyết áp.

Uống nước đủ và đúng. Tuổi già ít có cảm giác khát nước so với thời trẻ do suy giảm hệ thống nhận thức và mắc các bệnh lý kèm theo khác. Do đó, cần khuyến khích và giám sát lượng nước uống hàng ngày của người cao tuổi. Lượng nước trung bình là 30ml/kg/ngày. Người già nên uống từ từ, từng ít một, rải đều trong ngày, không đợi tới lúc khát mới uống.

uống sữa để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối cho người cao tuổi. bên cạnh đó, thực phẩm giàu canxi phù hợp nhất với người già là sữa nên uống sữa để bổ sung canxi nhằm phòng tránh bệnh loãng xương.

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục