Điều trị cho trẻ bị viêm phế quản phổi tại khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Điều trị cho trẻ bị viêm phế quản phổi tại khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

(HBĐT) - Từ cuối tháng 6 đến nay, khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) luôn trong tình trạng quá tải. Khoa chỉ có 60 giường nhưng trung bình mỗi ngày có từ 80 – 90 bệnh nhi nhập viện.

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó khoa Nhi cho biết: Đa số các cháu có những triệu chứng như sốt cao, co giật vì bị viêm đường hô hấp trên do vi rút, vi khuẩn, đặc biệt là bị viêm họng cấp. Đáng báo động là trình trạng trẻ bị co giật tăng cao, điển hình như ngày 30/6 có đến 4 trẻ nhập viện trong tình trạng này. Trong đó có 1 cháu 2 tuổi ở TPHB nhập viện đúng 24 giờ đêm trong tình trạng sốt trên 400C, co giật, tím tái. Trong lúc sốt cao như vậy, gia đình lại quấn cho cháu quá nhiều chăn, làm cho tình hình càng thêm trầm trọng. Điều này cho thấy, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn thiếu hiểu biết trong chăm sóc và xử trí ban đầu cho trẻ khi bị sốt cao. Mỗi lần co giật như vậy, trẻ dễ bị tổn thương não, ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ, tinh thần sau này. Khi trẻ bị sốt cao từ 37,50c trở lên, phụ huynh, người chăm sóc trẻ cần đo nhiệt độ cách 30 phút/lần. Đồng thời, dùng khăn ấm lau người cho trẻ, nhất là những vị trí như nách, bẹn, trán. Có thể kết hợp dùng những loại lá mát như diếp cá dắp lên chân, tay. Khi trẻ sốt trên 38,20C, dùng thuốc hạ sốt paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng. Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt thì cách từ 4 – 6 giờ cho uống liều tiếp theo nhưng không vượt quá 60 mg/kg cân nặng/ngày. Không nên dùng liên tục để tránh tổn thương gan cho trẻ. Trong thời gian trẻ bị sốt cao co giật, không nên di chuyển đến nơi khác vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ mà nên đặt trẻ nằm xuống, giúp ôxi dễ bơm lên não, giảm cơn co giật hay trấn tĩnh lại sớm hơn. Lúc này cũng không nên hòa tan thuốc hạ sốt với nước đổ vào miệng trẻ vì dễ gây nguy cơ trẻ sặc, ngạt thở mà nên dùng thuốc đặt hậu môn; không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ, cần cần phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Khi trẻ đã tạm ổn cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.  

 

Mùa hè, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh do những nguyên nhân như: mặc quần, áo quá dày cho trẻ, làm trẻ ra nhiều mồ hôi; dùng đồ ăn, nước uống lạnh; sử dụng máy điều hòa mà nhiệt độ quá chêch lệch giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng; tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước với thời gian lâu… Để phòng, tránh các bệnh về đường hô hấp, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, trước hết cần nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, vệ sinh mũi bằng dung dịch natriclorit 0,9%. Không mặc quá hở cũng không quá nóng cho trẻ. Khi ra đường nên đeo khẩu trang, tránh xa những người bị bệnh. Hạn chế cho trẻ dùng nước mát, nước đá, hoa quả và các thực phẩm chế biến sẵn để trong tủ lạnh. Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ nên có sự điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Không nên để gió của máy điều hoà, quạt thổi thẳng vào cơ thể trẻ. Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi vẫn nên dùng nước ấm.

 

                                                                                          

                                                                Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục