Cán bộ Trạm y tế xã Lâm Sơn (Lương Sơn) thực hiện truyền thông về bình đẳng giới cho phụ nữ mang thai.

Cán bộ Trạm y tế xã Lâm Sơn (Lương Sơn) thực hiện truyền thông về bình đẳng giới cho phụ nữ mang thai.

(HBĐT) - Qua số liệu điều tra về tỷ số giới tính khi sinh tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn) trong 3 năm liền cho thấy: năm 2010 là 93 bé trai/100 bé gái, năm 2011 là 195,8 bé trai/100 bé gái, 6 tháng đầu năm 2012 là 200 bé trai/100 bé gái. Như vậy, cho thấy trong 2 năm gần đây, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh của xã có sự gia tăng chênh lệch một cách đột biến giữa nam và nữ.

 

Lâm Sơn hiện là xã có tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất toàn tỉnh. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là do phong tục tập quán còn nặng nề, coi trọng nam hơn nữ, người đàn ông phải là trụ cột gia đình, trong gia đình phải có con trai để nối dõi tông đường, lo việc thờ cúng, con gái lập gia đình thì theo chồng và phải lo công việc cho nhà chồng, con phải mang họ cha... Đồng thời, khi thực hiện chính sách về DS-KHHGĐ và đời sống người dân nâng lên, mỗi gia đình lại luôn cân nhắc hơn việc lựa chọn giới tính khi sinh con. Điều đó lý giải vì sao không ít gia đình đã lạm dụng tiến bộ khoa học, nhờ vào siêu âm chẩn đoán để xác định giới tính mong muốn có được con trai.  

Chị Hoàng Thị Hằng, xóm Rổng Tằm tâm sự: Tôi mang thai lần thứ 2 được 4 tháng rồi, cháu đầu là con gái nên lần này mang thai vợ chồng tôi cũng rất lo lắng, không biết   có đẻ được con trai hay không vì chồng tôi là con cả trong  gia đình.  

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, những năm trước đây, trước sức ép về gia tăng dân số quá nhanh, xã mới chỉ chú trọng tới việc làm sao để khống chế tốc độ gia tăng dân số tự nhiên, chưa chú trọng tới truyền thông về bình đẳng giới. Do vậy, người dân chưa thực sự ý thức về mức độ ảnh hưởng cho tương lai do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Công tác dân số mới chỉ chủ yếu tập trung tác động vào phụ nữ. Do vậy, tỷ lệ nam giới thực hiện các biện pháp KHHGĐ chưa cao.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hương, Trạm trưởng trạm y tế xã Lâm Sơn cho biết: Để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Phối hợp với các ban, ngành tuyên truyền cho chị em về vấn đề bình đẳng giới nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ. Đồng thời, đánh giá tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ để có kế hoạch khắc phục mọi yếu kém, kiên quyết ngăn chặn khuynh hướng sinh nhiều con. 

Ngoài ra, cần đưa các nội dung về bình đẳng giới vào tiêu chí gia đình văn hóa trong hương ước, quy ước hoặc thỏa ước tập thể. Đồng thời, có chính sách khích lệ đối với các gia đình sinh con gái có thành tích trong xây dựng gia đình văn hóa, các em gái có thành tích học tập tốt. Có chính sách hỗ trợ, nuôi dưỡng và chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là những người già không nơi nương tựa, những người sinh con một bề là gái đã hết tuổi lao động.  

Để thực hiện có hiệu quả chiến lược cải thiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại xã Lâm Sơn, đòi hỏi các biện pháp can thiệp phải mang tính bền vững và lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của ngành y tế xã rất cần sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể để từng bước khống chế, kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng dân số, tiến tới ổn định cân bằng giới tính khi sinh trong thời gian tới.         

 

                                          Kim Tuất  (Trung tâm TT-GDSK)

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục