Trung tâm cai nguyện tự nguyện như một khu nghỉ dưỡng.

Trung tâm cai nguyện tự nguyện như một khu nghỉ dưỡng.

(HBĐT) - Đã có rất nhiều trung tâm cai nghiện ma tuý của Nhà nước, tư nhân, cộng đồng đã mở ra để giúp những người nghiện từ bỏ ma tuý. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả cao, người làm công tác cai nghiện phải thực sự coi họ là những người bạn, là người trong gia đình giúp họ trở về với cộng đồng. Làm sao để người nghiện thấy được niềm tin, hy vọng vào cuộc sống để trở về với gia đình.

 

Xuất phát từ ý tưởng đó, vợ chồng anh Ngô Trường Tú (Hà Nội) đã xây dựng nên trung tâm cai nguyện tự nguyện ở xóm Suối Rè, xã Cư Yên (Lương Sơn). Quả thực khi lần đầu bước vào, chúng tôi không nghĩ đây là trung tâm cai nghiện tự nguyện, mà thực sự  khu nghỉ dưỡng. Khu nhà được xây dựng ngăn nắp khép kín. Khoảng sân rộng trước được kê mấy chiếc bàn uống nước bên chậu cây cảnh, lồng chim hót rồi cả sân đánh bóng chuyền, bàn bi a…Trong sân có nhiều người ngồi uống nước, chơi bi a, chúng tôi không thể nhận ra ai cán bộ, nhân viên, ai là bệnh nhân cai nghiện. Dẫn chúng tôi đi, ông Trần Ngọc Oai, Giám đốc trung tâm giới thiệu từng người, chúng tôi mới nhận biết được. Ông Oai bảo: chúng tôi muốn tạo nơi đây như một gia đình. Giám đốc là người anh cả giúp các em làm lại cuộc đời. Bệnh nhân nghiện thường có cá  tính nhiều người cứ nhận mình giỏi cái nọ, giỏi cái kia. Tôi bảo nếu anh bỏ hẳn được ma túy mới là giỏi, nếu chưa cai được dù có giỏi bao nhiêu cũng không ai công nhận. Động đến lòng tự ái, anh em mới quyết tâm cai, và mình luôn là người thân động viên, giúp đỡ họ.  

 

Chứng kiến bao người nghiện vào trung tâm này, ông Oai kể cho chúng tôi nhiều thân phận sa chân vào làm nô lệ của ma tuý. Hoàn cảnh ông ấn tượng nhất là có một đôi vợ chồng ở Hà Nội vợ tên là Thanh, chồng tên là Tú. Họ có cuộc sống mà nhiều người có mơ cũng không thấy. Do sa vào ăn chơi nên cả hai người sử dụng thuốc ma tuý và thuốc lắc. Họ đã đánh mất gia đình, con cái. Khi tỉnh ngộ họ đã tình nguyện lên đây cai nghiện. Sau vài tháng cai nghiện họ  đã đoạn tuyệt với ma túy và thuốc “lắc”. Thỉnh thoảng hai vợ chồng lại đưa con lên chơi với trung tâm. Coi nơi đây là nơi hồi sinh cuộc đời họ.

 

Người chúng tôi gặp trung tâm mà nhiều cán bộ, bác sĩ ở đây thường nhắc tới là anh Nguyễn Thạc sinh, năm 1970 ở huyện Đan Phượng, Hà Nội. Anh đã từng ra nước ngoài lao động. Trong một lần liên hoan, anh đã dùng thử hêrôin, sau đó trở thành nghiện. Suốt 5 năm trời, anh nghiện hêrôin. Đến năm 1999, anh sang Quảng Đông (Trung Quốc) để tẩy não tốn mất 400 triệu đồng và bỏ được ma tuý. Khi bỏ được ma tuý, anh thường xuyên đi vũ trường giao du rồi lại sử dụng thuốc lắc có “số” ở các vũ trường Hà Nội. Chưa một vũ trường nào anh không có mặt. Một lần nữa anh quyết tâm cai được thứ ảo giác trên. Một lần lang thang trên mạng, anh vô tình tìm kiếm được ở Hòa Bình đang có một trung tâm cai nguyện tự nguyện. Anh lên đây được gần 2 tháng. Hiện anh đã cai được thuốc và trở thành người bình thường. Anh bảo: Ở đây, các anh chị trong trung tâm coi mình như người nhà. Trung tâm đã giúp mình cắt cơn chứ muốn bỏ được “keo, lắc”, mình phải thật sự có bản lĩnh mới rời xa được những thứ phù du, biến ảo đó... Việc đó vào lòng quyết tâm của người nghiện.

 

 

                                                              Việt Lâm

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục