Hiện nay, trên thị trường, các thuốc chống viêm, hạ sốt và giảm đau được bán tự do tại các hiệu thuốc mà không cần đơn. Nhiều người khi có dấu hiệu sốt hoặc đau cơ, khớp đều tự động ra hiệu thuốc mua về dùng. Vậy tác dụng của các loại thuốc này như thế nào?

 
Ngay từ thời Hypocrates - ông tổ của ngành y, đã phát hiện ra tác dụng giảm đau, hạ sốt của vỏ cây liễu (còn gọi là cây thùy dương). Nhưng mãi đến năm 1838, Raffaelle Piria (nhà khoa học người Ý) mới tinh chế được acid acetylsalicylic từ vỏ cây này và tới 15 năm sau (1853), Charle Fredenic Gerlierdt - nhà hóa học người Đức mới chế tạo được acid acetylsalicylic thành thuốc kháng viêm, hạ sốt và giảm đau đầu tiên của nhân loại. Đến năm 1899, sản phẩm aspirin (acid acetylsalicylic) đầu tiên của hãng Bayer mới được lưu thông rộng rãi trên thị trường và tồn tại đến ngày nay. Sau hơn 100 năm, aspirin vẫn còn được trọng dụng với nhiều tác dụng như dự phòng nhồi máu cơ tim, giảm tỉ lệ mắc ung thư đại tràng...

Ngày nay, nhiều thuốc có cấu trúc hóa học như dẫn xuất của salicylat, pyrazolon, indol, oxicam, propionic... ở mức độ khác nhau đều có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu. Vì thế, chúng được gọi là thuốc chống viêm phi (không) steroid (CVKS hoặc CVPS) để phân biệt với các glucocorticoid (có nhân sterol). Trừ dẫn xuất của anilin như paracetamol, phenacetine chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau, không có tác dụng chống viêm.

 Tổng hợp prostaglandin và cơ chế tác dụng của thuốc ức chế COX2.

Tác dụng chống viêm

Thuốc tác dụng lên hầu hết các loại viêm không kể nguyên nhân; chỉ ở liều cao thuốc mới có tác dụng kháng viêm; thuốc có tác dụng lên thời kỳ đầu của quá trình viêm.

Thuốc ức chế sinh tổng hợp prostagladin (PG) do ức chế cyclo - oxygenase (COX) làm giảm sự tổng hợp PGE2 và F1 là những chất trung gian hóa học của phản ứng viêm.

Bằng kỹ thuật phân tử ở thập niên 1990, người ta đã xác định được sự khác nhau giữa hai chất COX1 và COX2, tuy có cùng trọng lượng phân tử và có 60% acid amin giống nhau nhưng lại tìm thấy ở những vị trí khác nhau trong tế bào. Chỉ có COX2 hầu như không có mặt trong các tổ chức bình thường mà được tạo ra do cảm ứng, chủ yếu tại các tổ chức viêm. Vì thế, sự an toàn của thuốc kháng viêm phụ thuộc khả năng ức chế chuyên biệt, ức chế ưu thế hay ức chế chọn lọc men COX2. Những thuốc thế hệ sau tác dụng phụ giảm nhiều so với loại cổ điển.

- Thuốc làm bền vững màng lysosom, ngăn cản các enzym của lysosom phân giải trong quá trình thực bào nên ức chế quá trình viêm.

- Thuốc đối kháng với các chất trung gian hóa học của quá trình viêm như ức chế di chuyển của bạch cầu, ức chế phản ứng kháng nguyên – kháng thể...

Riêng nhóm salicylat còn làm tăng giải phóng steroid nên làm tăng tác dụng kháng viêm.

Tác dụng chống viêm của các thuốc rất khác nhau. Nếu lấy aspirin làm chuẩn thì voltarel, flubiprofen, indomethacin có tác dụng mạnh gấp 10 lần; naproxen, piloxicam, piprofen mạnh gấp từ 3,9 - 6,5 lần.

Tác dụng hạ sốt

Thuốc không tác dụng lên nguyên nhân gây sốt nên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Thuốc không gây hạ thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc làm tăng quá trình thải nhiệt như giãn mạch ngoại biên, ra mồ hôi và không tác dụng lên quá trình sinh nhiệt. Thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ chế gây sốt vì ức chế COX2 làm giảm tổng hợp PG, lập lại thăng bằng cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi.

Tác dụng giảm đau

Thuốc có tác dụng tốt với các chứng đau do viêm như viêm khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng... Các thuốc CVPS do làm giảm sự tổng hợp PGE2 nên làm giảm cảm thụ của các dây thần kinh cảm giác với các tác nhân gây đau của phản ứng viêm như histamin, serotonin...

Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu

Các thuốc CVPS ức chế men thromboxan synthetase, làm giảm tổng hợp thromboxan A2 cho tiểu cầu nên có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu.

Tóm lại, các thuốc chống viêm giảm đau đều có phản ứng phụ là kích ứng dạ dày nên phải uống lúc no, một số thuốc có chống chỉ định cho các trường hợp bị hen phế quản, bị suy chức năng gan... nên khi sử dụng cần có sự tư vấn của cán bộ y tế sẽ an toàn và có hiệu quả hơn.   

 

                                                                  Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục