Người dân nên lựa chọn thịt gia súc, gia cầm có dấu kiểm dịch và nấu chín, không ăn tái.

Người dân nên lựa chọn thịt gia súc, gia cầm có dấu kiểm dịch và nấu chín, không ăn tái.

(HBĐT) - Từ đầu tháng 4 đến nay, tình hình bệnh cúm A/H7N9 diễn biến phức tạp tại một số tỉnh của Trung Quốc, làm 9 người chết. Bệnh cúm A/H5N1 cũng xuất hiện và làm 1 cháu bé chết ở tỉnh Đồng Tháp. Trong tháng 9/2012, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm đã bùng phát tại huyện Lương Sơn và TP Hòa Bình với trên 1.000 con gia cầm bị tiêu hủy. Trước diễn biến tình hình dịch bệnh có nhiều phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng tỉnh ta nói chung và ngành Y tế nói riêng có các biện pháp phòng ngừa quyết liệt.

 

Theo nhận định của Bộ Y tế, vi rút cúm A/H7N9 thuộc nhóm nguy cơ lây từ động vật sang người và tồn tại chủ yếu trên gia cầm. Đây là lần đầu tiên vi rút này lây bệnh cho người và xuất hiện không phải tập trung tại một tỉnh, một cụm mà rải rác. Vi rút có độc lực mạnh, gây tỷ lệ tử vong cao. Hiện, vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu đối với vi rút H7N9. Đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa phát hiện ca bệnh nào nhưng đang đứng trước nguy cơ bệnh xâm nhập. Trong khi đó, tình trạng gia cầm nhập lậu qua biên giới thời gian qua vẫn “nóng”. Từ thực tế trên, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc chỉ đạo quyết liệt, phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Bộ Y tế cũng có văn bản yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch cúm trên gia cầm, xử lý y tế kịp thời đối với các trường hợp nghi mắc bệnh, đặc biệt chú ý khách nhập cảnh từ vùng có ca bệnh. Trước tình hình đó, ngành Y tế tỉnh cũng đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A/H7N9 xâm nhập vào địa bàn.  

 

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Khó khăn trong công tác phòng, chống cúm A/H7N9 là dịch bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở người và chưa xác định được nguồn lây, phương thức lây truyền. Người mắc bệnh cúm A/H7N9 có các triệu chứng: ho, sốt và sau đó có diễn biến nặng với tổn thương phổi rất nhanh, gây khó thở, có thể tử vong do phù phổi, suy hô hấp. Trước sự nguy hiểm của bệnh, ngay sau khi có công điện của Bộ Y tế, Sở đã tích cực phối hợp với Chi cục thú y và QLTT tăng cường giám sát dịch cúm trên đàn gia cầm nuôi và số gia cầm vận chuyển từ nơi khác vào tỉnh tiêu thụ. Tăng cường hoạt động giám sát, phát hiện kịp thời những ca nghi mắc bệnh, nhất là những người có tiếp xúc với gia cầm chết, bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Trong thời điểm này, tập trung vào việc giám sát những người đi từ vùng dịch về tỉnh và các ca mắc bệnh cúm nghi do vi rút tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Sở đã chỉ đạo các đơn vị dự phòng tổ chức trực dịch cúm và các dịch bệnh khác 24/24 giờ; chuẩn bị sẵn sàng đội cơ động phòng, chống dịch. Đối với các đơn vị điều trị, chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, vật tư, nhân lực để thu dung, điều trị và các phòng cách ly để xử lý ngay khi có tình huống. Phối hợp với Trung tâm YTDP lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, chẩn đoán vi rút. Thực hiện nghiêm các quy chế chuyên môn như thường trực, cấp cứu, hội chẩn, chuyển viện. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng về dịch cúm A/H7N9. Việc cần làm hiện nay là thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

 

Để phòng, chống cúm H7N9 và H5N1, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đơn giản nhất rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với gia cầm. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền người dân sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc, đảm bảo VSATTP. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không cùng thái thịt sống và chín trên cùng một thớt, sau khi dùng thớt phải rửa sạch. Không sử dụng trứng sống hoặc trứng luộc lòng đào. Làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường. Ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý để nâng cao sức đề kháng. Không vận chuyển, buôn bán, sử dụng động vật ốm, chết, không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm chết, thấy xác chim hoang dã, chim nuôi tại nhà chết cần thông báo cho cơ quan thú y và y tế lấy mẫu xét nghiệm. Khi bị sốt cao, ho có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để điều trị kịp thời.

 

                                                                                                      

 

                                                                     Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục