Cán bộ Trung tâm DS- KHHGĐ huyện Tân Lạc tuyên truyền kiến thức CSSKSS cho thanh niên, vị thành niên.

Cán bộ Trung tâm DS- KHHGĐ huyện Tân Lạc tuyên truyền kiến thức CSSKSS cho thanh niên, vị thành niên.

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, trong 10 năm thực hiện pháp lệnh dân số đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong việc chuyển đổi hành vi DS/SKSS ở từng giai đoạn.

 

Giai đoạn I (2001 – 2005) với mục tiêu tập trung đẩy mạnh giảm mức sinh, bước đầu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, tác động đến cơ cấu và phân bố dân cư. Kết quả, dân số trung bình năm 2005 là 843.821 người; tỷ suất sinh thô 17,72 ‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 5,01 %; tỷ lệ tăng tự nhiên 1,20 %; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 79,70%. Giai đoạn II (2006- 2010), mục tiêu là duy trì giảm mức sinh vững chắc, đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dân số, tác động đến cơ cấu dân số, phân bố dân cư, phấn đấu đạt mức sinh thay thế vào năm 2010. Kết quả, dân số trung bình năm 2010 là 778.234 người (có 4 xã của Hoà Bình nhập về với Hà Nội); tỷ suất sinh thô 17,70 ‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 3,90 %; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,12 %; tổng tỷ suất sinh năm 2005 là 2,09 con (đạt mức sinh thay thế); tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 85,10%. Giai đoạn III (2011 - 2015), ngày 8/3/2012, UBND tỉnh có tiếp Quyết định số 269/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược DS- SKSS tỉnh giai đoạn năm 2011 – 2015. Đến cuối năm 2012, dân số trung bình năm  823.014 người; tỷ suất sinh 18,90 ‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 5,5 %; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,37 %; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 77%...

 

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện pháp lệnh dân số cũng gặp không ít những khó khăn, hạn chế như: Việc xử lý người vi phạm chính sách dân số chưa nghiêm, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh để giáo dục và răn đe đã hạn chế đến phong trào thực hiện các mục tiêu DS- KHHGĐ trong cộng đồng, dẫn đến tình trạng tăng sinh, tăng sinh con thứ 3 trở lên ở một số địa bàn. Bên cạnh đó, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp chưa quan tâm đúng mức đến công tác dân số. Công tác DS - KHHGĐ trong những năm qua mới chỉ tập trung vào mục tiêu giảm sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên. Trong những năm gần đây, tình trạng mất cân bằng giới tính, bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng đến chất lượng dân số, các vấn đề về cơ cấu dân số chưa được chú trọng và chưa có kinh phí đầu tư. Nội dung và hình thức truyền thông chưa thật phù hợp... Trong thời gian tới, để Pháp lệnh dân số thực sự đạt được hiệu quả, tỉnh đề xuất, kiến nghị một số nội dung như: Cần sửa một số câu chữ rõ nghĩa, tránh để tình trạng sau khi văn bản được ban hành lại có thêm văn bản khác để giải thích. Cần có các quy định về quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội đối với việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình đối với mỗi nội dung điều chỉnh cụ thể. Có thêm quy định cụ thể về các hình thức khen thưởng, xử phạt có hiệu quả cho tất cả các đối tượng. Việc xây dựng Luật Dân số là cần thiết, thời điểm ban hành Luật và nghị định hướng dẫn thực hiện phải đồng thời, quy định giữa quyền và nghĩa vụ phải rõ ràng và chặt chẽ tránh việc hiểu sai Luật.

 

 

                                                           Hương Lan

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục