Một quầy hàng trên vỉa hè phía ngoài tường rào Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Một quầy hàng trên vỉa hè phía ngoài tường rào Bệnh viện đa khoa tỉnh.

(HBĐT) - Chỉ cách chợ Đồng Tiến (TP. Hoà Bình) vài chục bước chân nhưng giá cả hàng hóa dịch vụ tại dãy hàng quán phía cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh thường tăng gấp ba, thậm chí gấp 4 – 5 lần so với giá chung trên thị trường. Không ít bệnh nhân, người nhà bệnh nhân “ngậm ngùi” rút hầu bao mua hàng hóa ở cộng bệnh viện tỉnh với giá “cắt cổ”.

 

Chị Bùi Thị Thơm ở xã Quy Hậu (Tân Lạc) có con trai 8 tuổi đang cấp cứu nằm viện ở đây, ngỡ ngàng kể với chúng tôi: Nghĩ là mua ở cổng bệnh viện thì nhanh, tiện, giá đắt hơn chút cũng bình thường. Ai dè bị “chặt, chém” không thương tiếc. Nói đoạn, chị Thơm đưa cho xem chiếc phong bì, bình thường ở ngoài chị vẫn mua 1.000 đồng/4 chiếc nhưng hôm nay phải mua với giá 2.000 đồng/chiếc. Con dao gọt hoa quả này cũng vậy, mua ở các chợ 5.000 đồng nhưng ở đây giá 15.000 đồng. Lạ nữa là bà cụ bán hàng thoạt nhìn thấy phúc hậu nhưng khi hét giá cả cứ như không, khuôn mặt tỉnh queo, không bớt cho chị dù chỉ một đồng.

 

Áp sát lối ra, vào cổng chính bệnh viện tỉnh là một điểm chuyên bán hàng nước, đồ nhựa gia dụng vỉa hè. Theo những người nhà đến thăm nom bệnh nhân ở bệnh viện, điểm bán này thường xuyên “chặt, chém” khách hàng. Giá cả ở chỗ khác thế nào không biết còn tại đây, người đàn ông này cứ bán “tâng giá” gấp 3. Cứ như thế, cả một dãy 5 – 6 điểm hàng quán tiếp nối nhau cũng tâng giá đồng hạng. Vì vậy nên những người dân vì hoàn cảnh mà phải túc trực trông nom người bệnh lúc bí vẫn phải chạy ra cổng viện để mua với giá trên trời. Đơn cử như một chai nước khoáng 500 ml giá 8.000 đồng trong khi giá bán ở đại lý, cửa hàng khác chỉ 3.000 đồng, từ cốc nhựa, bình nước, chậu nhựa, phích nước nóng đến hoa quả, bánh kẹo, trà nước… cũng do những chủ hàng này tùy tiện đội giá.

 

Nhiều người có kinh nghiệm nên chịu khó đi xuôi về phía chợ Đồng Tiến chừng 200 m để mua hàng hóa phong phú hơn, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, vì hàng ngày, lượng thân nhân người bệnh đi lại thăm nom lên đến vài trăm nên các điểm dịch vụ hàng quán ở cổng bệnh viện tỉnh vẫn “chặt, chém” được không ít người dân ở vào tình thế bí, vội. Qua trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Để tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong những ngày lưu trú ở bệnh viện, đơn vị đã mở căng tin cung cấp đa dạng hàng hóa thiết yếu từ đường, sữa, chậu, khăn mặt… đến các suất ăn đảm bảo ATVSTP. Đơn vị cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát giá bán của tất cả các mặt hàng theo đúng giá đã được phê duyệt. Điều đáng mừng là từ khi có căng tin, nhà thuốc ngay trong bệnh viện, người bệnh, nhất là người nghèo bớt phải ra ngoài, vừa không phải chịu cảnh mua đắt mà tình trạng lộn xộn, mất mỹ quan phía ngoài cổng viện cũng cải thiện hơn.

 

Theo thống kê tại phía cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh có khoảng 15 hàng quán thường gọi là quán cóc vỉa hè. Được biết, nhiều năm qua, tình trạng “chặt, chém” vẫn diễn ra ở tại cổng bệnh viện tỉnh. Người dân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo khẩn thiết đề nghị cơ quan chức năng sớm dẹp nạn này, kiểm soát về giá cả cũng nhưng chất lượng hàng hóa nơi đây để bà con bớt khổ.

 

 

 

                                                           Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục