Làm mẹ ở tuổi 15, Bùi Thanh Hiếu (xóm Mu - xã Thung Nai) còn quá non nớt để gánh trên vai trách nhiệm của người mẹ, người vợ trong gia đình.

Làm mẹ ở tuổi 15, Bùi Thanh Hiếu (xóm Mu - xã Thung Nai) còn quá non nớt để gánh trên vai trách nhiệm của người mẹ, người vợ trong gia đình.

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Cao Phong, năm 2012, toàn huyện có đến 64 cặp tảo hôn, 12/13 xã, thị trấn có hiện tượng tảo hôn. Từ các xã, thị trấn gần khu vực trung tâm như thị trấn Cao Phong, xã Tây Phong, Bắc Phong… đến các xã vùng sâu, vùng cao như Yên Thượng, Thung Nai…, tình trạng tảo hôn cũng diễn ra khá phổ biến. Một điểm chung giữa các cặp tảo hôn này là tuổi đời còn rất trẻ, trình độ học vấn khá thấp.

 

Nhiều trường hợp cả vợ và chồng đều chưa đến tuổi kết hôn. Điển hình như trường hợp của anh Bùi Văn Khoa (19 tuổi) và chị Hoàng Kim Thoa (17 tuổi) ở xã Tây Phong; Nguyễn Thị Thu Huyền (16 tuổi) và  Nguyễn Văn Tiến (19 tuổi) ở thị trấn Cao Phong; Bùi Thị Nguyên (17 tuổi) và anh Đinh Văn Nguyện (18 tuổi) ở xã Thung Nai…. Về trình độ học vấn,  nữ có 15 trường hợp học hết lớp 12 (chiếm hơn 23%) còn lại chỉ học hết cấp 2, có gần 10 trường hợp bỏ học từ cấp tiểu học (cá biệt có trường hợp chỉ học hết lớp 3). Nam có 12/64 trường hợp học hết lớp 12 (chiếm  gần 19%), còn lại chủ yếu là học hết lớp 9.

Theo Trạm y tế xã Thung Nai cho biết, 2 năm gần đây, xã Thung Nai có nhiều trường hợp tảo hôn, cụ thể năm 2012 có 6 cặp thì trong đó có 3 cặp cả vợ và chồng đều không đủ tuổi kết hôn. Tiếp xúc với những cặp vợ chồng trẻ ở đây để lại trong chúng tôi nhiều trăn trở và xót xa nhất là trường hợp của  Bùi Văn Hùng và Bùi Thanh Hiếu (xóm Mu). Hiếu đang học lớp 8 thì bỏ học. Mẹ Hiếu đi xuất khẩu lao động. Hai người quen nhau qua những lần đi chơi, thấy ưng cái bụng thì về ở với nhau như những cặp vợ chồng thực sự. Đứa con mới sinh được mấy tháng tuổi nhỏ cứ khóc ngằn ngặt trên tay mẹ vì đói. Chồng của Hiếu thi thoảng lại vào rừng chặt cây măng, đốn hoa chuối đem bán, đắp đổi qua ngày mong sao cuộc sống đỡ khó khăn hơn.

Tình trạng tảo hôn ở Cao Phong đang là một vấn đề nhức nhối đáng quan ngại. Điều này không những vi phạm các quy định của pháp luật mà còn để lại những hệ lụy khó lường. Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định, ở lứa tuổi vị thành niên, cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ điều kiện sức khoẻ để nuôi dưỡng bào thai, do đó ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong trẻ sơ sinh- tình trạng hay xảy ra ở miền núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, sinh con trong độ tuổi này cũng làm tăng tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc dị dạng, dị tật.Việc thiếu nhận thức và kỹ năng cần thiết, sự chuẩn bị về mặt tâm lý, ý thức trách nhiệm khi chào đón thành viên mới sẽ khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, dễ mắc bệnh… Về lâu dài sẽ làm suy thoái nòi giống, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của gia đình và xã hội.

Do chưa có kiến thức, thiếu hiểu biết xã hội, thiếu kĩ năng cần thiết để tự lo cho cuộc sống gia đình nên phần lớn đời sống của những gia đình trẻ này thường lâm vào cảnh khó khăn chồng chất, nhiều cặp đi tới phá vỡ hạnh phúc gia đình. Không học vấn, không nghề nghiệp, chưa đủ sự chín chắn đồng nghĩa với không tương lai, không mục đích, không lối thoát. Chính vì vậy, việc có những giải pháp trước mắt và lâu dài để hạn chế và đi tới xóa bỏ tập tục lạc hậu này là vô cùng cần thiết.

Theo đồng chí Bùi Văn Nhân, Chủ tịch xã Thung Nai: Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau. Xã giao trách nhiệm cho cán bộ Tư pháp, DS - KHHGĐ , Đoàn thành niên, Hội Phụ nữ đến từng hộ gia đình có con em có ý định kết hôn khi chưa đủ tuổi để tuyên truyền về hậu quả, ảnh hưởng khi sinh con khi chưa đủ tuổi trưởng thành; đối với các trường hợp chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định xã chỉ đạo kiên quyết không tiến hành thủ tục cho đăng ký kết hôn.

Còn đồng chí Đinh Thế Hùng, Chủ tịch UBND xã Bình Thanh – một trong những xã có số lượng các cặp tảo hôn nhiều nhất và nhỏ tuổi nhất của huyện, cho biết: Trong thời gian tới, Đảng ủy xã sẽ có định hướng, chỉ đạo cho công tác dân số nói chung, khắc phục tình trạng tảo hôn nói riêng bằng việc đẩy mạnh đa dạng các hình thức tuyên truyền; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban DS; giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện nghiêm túc Luật Hôn nhân và gia đình.

Tảo hôn có ở hầu hết các xã, thị trấn. Khó khăn lớn trong công tác dân số hiện nay là lượng công việc của cán bộ dân số nhiều, trong khi đó, CTV dân số xóm, bản phải kiêm nhiệm nhiều công việc, thù lao thấp nên hiệu quả công việc chưa cao… Để hạn chế được nạn tảo hôn cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành và toàn xã hội chứ không chỉ riêng ngành dân số - Đồng chí Nguyễn Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Cao Phong chia sẻ.

 

                                                                                    Hồng Nhung

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục