Giáo viên trường MN Tư thục Sao Mai (TPHB) hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách.

Giáo viên trường MN Tư thục Sao Mai (TPHB) hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách.

(HBĐT) - Đúng như dự báo của ngành Y tế, đỉnh dịch tay-chân-miệng thứ 2 trong năm bùng phát vào tháng 9 – 11 khi trẻ tựu trường bước vào năm học mới. Vào ngày 29/8, Trung tâm YTDP tỉnh nhận được báo cáo của Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi về ổ dịch tại xã Đú Sáng.

 

Kết quả giám sát vào ngày 30/8 cho thấy đã xuất hiện tới 27 ca là các cháu nhỏ học ở trường MN xã. Bệnh nhân đầu tiên là cháu Phùng Kim Hoàn, 2 tuổi ở xóm Suối Thản. Cháu xuất hiện sốt nóng 380C vào ngày 26/8, sau đó 2 ngày xuất hiện thêm các nốt phỏng nước ở miệng, tay, chân. Cháu không tiếp xúc với trường hợp xác định nào. Tại địa phương từ đầu năm cũng chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào. Vào đầu tháng 9, trên địa bàn xã tiếp tục ghi nhận một số ca bệnh mới. Ngoài ra, vào thời điểm cuối tháng 8, tại xã Nam Thượng ổ dịch tay-chân-miệng cũng bùng phát với trên 10 trẻ mắc cùng lúc. Đến ngày 18/9, toàn huyện đã ghi nhận 160 ca mắc tay-chân-miệng, chủ yếu ở lứa tuổi mầm non, nhà trẻ.

 

Bà Bùi Thị Cậy, Giám đốc Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi cho biết: Ngay khi nhân được báo cáo về ổ dịch của các xã, Trung tâm đã báo cáo ngay với Trung tâm YTDP tỉnh đề nghị cấp 105 kg Cloramin B. Đồng thời, chỉ đạo trạm y tế các xã lập danh sách các trường hợp tiếp xúc với người bệnh để theo dõi, giám sát, tư vấn tại nhà. Hàng ngày, giám sát hộ gia đình có ca bệnh, các hộ xung quanh và trường MN. Phối hợp với trường MN cho các cháu bị bệnh nghỉ học tại nhà tránh lây lan rộng. Trung tâm cũng đã phân công cán bộ hàng ngày giám sát ổ dịch cho đến khi giảm hẳn ca mắc. Đặc biệt lưu ý các trường hợp bệnh nặng tư vấn nhập viện để điều trị kịp thời. Lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm. Qua giám sát tại 2 trường cho thấy, môi trường xung quanh chứa nhiều rác thải sinh hoạt, nguồn nước không đảm bảo, gia đình chưa có kiến thức về cách phòng bệnh, chưa thực hiện tốt các biện pháp cách ly, chủ quan với bệnh (để trẻ ở nhà khi đã bị bệnh độ 2).

 

Theo báo cáo của Trung tâm YTDP tỉnh, trong 1 tuần tính từ ngày 9 – 15/9, toàn tỉnh ghi nhận 65 ca mắc tay-chân-miệng mới. Trong tuần cuối tháng 8 và 2 tuần đầu tháng 9, số ca mắc còn cao hơn lên đến gần 200 ca. Lũy tích từ đầu năm đến ngày 15/9, toàn tỉnh có 979 ca mắc. Trong thời gian trẻ nghỉ hè, các ca mắc tay-chân-miệng chủ yếu được phát hiện lẻ tẻ tại ổ dịch cộng đồng. Thời điểm bước vào năm học mới, trẻ học tập trung, trường lớp không được vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh cá nhân không được chú trọng là điều kiện để mầm bệnh phát triển, lây lan. Tay-chân-miệng là bệnh dễ lây và lây qua đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp. Bệnh chưa có vắcxin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu trong khi đó tỷ lệ người lành mang trùng cao tới 50,5%.

 

Trước nguy cơ bệnh có thể bùng phát mạnh, Trung tâm YTDP tỉnh đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu các địa phương, trường mầm non tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; cần tiếp tục duy trì nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; giám sát xác minh các ca bệnh. Áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch. Theo ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh, biện pháp tốt nhất hiện nay vẫn là chủ động giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay bằng xà phòng, mở cửa các phòng học và phòng sinh hoạt gia đình để diệt vi khuẩn. Với những trẻ có biểu hiện sốt cao kèm theo nổi các mụn nước đỏ ở lòng bàn tay, chân hoặc toàn thân, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để theo dõi điều trị. Cho trẻ bị bệnh nghỉ học nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan.

 

                                                                                    

 

                                                          Cẩm Lệ  

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục