Thú y cơ sở phun tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại bùng phát ổ dịch.

Thú y cơ sở phun tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại bùng phát ổ dịch.

(HBĐT) - Bùng phát ổ dịch cúm gia cầm tại xóm Giếng Êm, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) vào những ngày đầu tháng 10. Nguyên nhân được cơ quan chuyên môn nhận định là do điều kiện thời tiết giao mùa phức tạp, đã lâu đàn gia cầm không được tiêm vắc xin cúm gia cầm. Hơn nữa đây lại là địa bàn “nhạy cảm” với dịch bởi mật độ giao lưu, giao thương lớn.

 

Hiện, các lực lượng chức năng đang tập trung triển khai, hướng dẫn hộ chăn nuôi tuân thủ quy trình chống dịch và kịp thời có biện pháp xử lý, khống chế diễn biến ổ dịch. Có một thuận lợi trong quá trình chống dịch ở xóm Giếng Êm là dịch được phát hiện từ sớm. Ngay sau khi nhận được tin báo của hộ chăn nuôi, anh Nguyễn Đăng Cường – thú y cơ sở đã khẩn trương nắm bắt tình hình thực tế, đồng thời thông báo lên Trạm thú y huyện. Cùng ngày, đoàn cán bộ Chi cục Thú y đã trực tiếp xuống kiểm tra, xác minh, chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng. Anh Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng dịch tễ (Chi cục Thú y) trao đổi: Triệu chứng điển hình của gia cầm bệnh là chết nhanh, tỷ lệ chết cao, thần kinh co giật rõ rệt, bại liệt, ngẹo cổ, sốt cao, mũi khô, bỏ ăn. Một số bệnh tích biểu hiện khi mổ khám là diều gà, vịt không có thức ăn, niêm mạc khó quản xuất huyết, phổi xẹp, đáy phổi xuất huyết tụ máu rất nặng, phế nang phổi có nhiều bọt khí tụ huyết, mật sưng, bán cầu đại não xuất huyết. Qua phát hiện virus cúm gia cầm bằng phương pháp Realtime RT – PCR xác định type A, subtype H5N1 của Trung tâm Chẩn đoán Thú y T.Ư đã kết luận 6/6 mẫu gồm 4 mẫu vịt và 2 mẫu gà dương tính với virus cúm gia cầm type A/H5N1.

 

Cùng thời điểm UBND tỉnh công bố dịch cúm gia cầm tại xã Nhuận Trạch, chúng tôi đã có mặt tại ổ dịch xóm Giếng Êm khi lực lượng chống dịch đang cùng với các hộ chăn nuôi tích cực khoanh vùng ổ dịch. Ông Nguyễn Văn Quang – một trong hai hộ có số gia cầm buộc phải tiêu hủy nhiều nhất cho biết: Gia đình nhận thức rõ mức độ nguy hiểm, thiệt hại nặng nề nếu để dịch cúm gia cầm lây lan nên chủ động hợp tác trong thu gom, tiêu hủy chôn, đốt gia cầm bệnh, chết. Hiện nay, toàn bộ đàn gia cầm của gia đình ông gồm 400 con vịt và 190 con gà đều đã được đem tiêu hủy. Hộ ông Độ có 285 con gà, 300 con vịt mắc bệnh cũng đã tiêu hủy cả đàn. Ngoài 2 hộ có số lượng gia cầm mắc bệnh lớn, hiện tượng gia cầm chết còn rải rác ở một số hộ khác trong xóm. Số gà, vịt đã tiêu hủy gần 1.200 con.

 

Khẩn trương ngăn chặn, khống chế dịch cúm gia cầm, công tác phun khử trùng tiêu độc môi trường chuồng trại chăn nuôi đã được đôn đốc, dốc toàn lực trên phạm vi cả xóm và các xóm lân cận. Với các hộ có gia cầm chết, thực hiện phun 2 lần/ngày, đồng thời xã thực hiện thông báo trên loa truyền thanh đề nghị các hộ chăn nuôi thực hiện nuôi nhốt, không thả ra đồng, cấm vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra khỏi ổ dịch. Trong 2 ngày (10 – 11/10), toàn bộ đàn gia cầm của xã Nhuận Trạch và xóm, xã lân cận được tiêm phòng vắc xin cúm A/H5N1 với gần 25.000 liều cấp từ nguồn dự phòng. Quá trình thực hiện các biện pháp chống dịch, các hộ chăn nuôi vùng dịch đã ủng hộ và tham gia tích cực.

 

Theo nhận định của ông Phạm Vinh Xương – Phó chi cục Thú y tỉnh, Khả năng lây lan dịch cúm gia cầm đang ở mức độ rất cao. Hơn lúc nào hết, vấn đề tăng cường giám sát, phát hiện được đặt lên hàng đầu bởi nếu được phát hiện sớm, xử lý nhanh, ổ dịch sẽ sớm được bao vây, rút ngắn thời gian chống dịch, không để lan diện rộng và giảm mức độ thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh, huyện đã thông báo tới gia trại, trang trại chăn nuôi gia cầm công nghiệp trên địa bàn tuân thủ các biện pháp phòng dịch ở cấp độ cao nhất. Được biết, riêng tại huyện Lương Sơn, tổng đàn gia cầm theo số liệu thống kê mới nhất lên tới trên 781 nghìn con. Với mật độ nuôi trong dân lớn, tỉnh ta đang phê duyệt phương án hỗ trợ nguồn thuốc vắc xin cúm gia cầm tiêm đồng loạt trên phạm vi toàn huyện và đại trà toàn tỉnh nhằm chủ động trong phòng, chống dịch, giữ vững đàn gia cầm phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2014, góp phần bình ổn giá cả thị trường thực phẩm trong thời gian tới.

 

 

 

                                                             Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục