Ông Bùi Văn Ấng, xã Thanh Hối (Tân Lạc) cùng các con bị di chứng chất độc da cam.

Ông Bùi Văn Ấng, xã Thanh Hối (Tân Lạc) cùng các con bị di chứng chất độc da cam.

(HBĐT) - Trong căn nhà vách đất, thủng lỗ chỗ, ông Bùi Văn Ấng, xã Thanh Hối (Tân Lạc) - người CCB năm nào đang phải vật lộn với nỗi đau chất độc da cam, thậm chí còn di chứng đến những người con hết năm này qua năm khác. Có điều lạ là 2 trong số những người con của ông đã được hưởng chế độ chất độc da cam (CĐDC) từ nhiều năm nay nhưng bản thân ông đến nay vẫn chưa được hưởng chính sách này.

 

Ông Ấng tâm sự: Đầu năm 1965, tôi nhập ngũ, đến tháng 9 cùng năm, tham gia đội quân tình nguyện sang nước bạn Lào. Sau một thời gian, ông được điều động tăng cường về nước tham gia vào nhiều chiến dịch lớn như chiến dịch Khe Sanh, thành cổ Quảng Trị... chết đi, sống lại nhiều lần bởi bom Mỹ.

 

Cùng với quân chủ lực của ta chiến đấu tổng tấn công địch đến ngày 30/4/1975, cuối cùng ông Ấng có mặt tại Sài Gòn. Sau khi giải phóng miềm Nam, thống nhất đất nước, ông được cử về đơn vị cũ bên Lào và xuất ngũ về địa phương cuối năm 1975. Với những công sức góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, năm 1975, ông được Hội đồng Cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng ba và hạng nhì.

 

Về địa phương, ông lấy vợ, sinh liền 9 người con. Không may cho gia đình ông, do nhiễm CĐDC nên 3 trong số những người con của ông gồm 2 trai và 1 gái bị di chứng ngay từ khi mới sinh. Cậu con trai thứ 6 bị nặng tai, một năm vài lần thời tiết trở trời đau hết các cơ không làm gì được, buộc phải có người chăm sóc; cô con gái thứ 3, SN 1980 bị teo nửa người; cậu con trai út, SN 1983 bị liệt, suốt ngày nằm trên giường, khi ngồi xe lăn.

 

Hoàn cảnh là vậy, khi được biết về chính sách hỗ trợ người bị ảnh hưởng CĐDC, năm 2007, ông và vợ đưa 2 cháu bị nặng nhất đi giám định, sau đó được hưởng các chế độ chính sách da cam.

 

Ông Ấng cho biết, thời điểm đó đi lại khó khăn nên chỉ đưa được 2 cháu đi giám định, còn 1 cháu bị nhẹ hơn đành để ở nhà. Ngay bản thân ông thời điểm đó cũng được thông báo do không đủ giấy tờ nên không được giám định.

 

Trao đổi vấn đề này với đồng chí Cao Thị Nụ, Trưởng phòng LĐ-TB & XH cùng cán bộ chức năng huyện Tân Lạc được biết, trong quá trình kiểm tra hồ sơ, hiện nay, do địa phương báo ông không đủ giấy tờ nên không thể làm thủ tục để giám định hưởng chế độ CĐDC. Hơn nữa, cũng theo đồng chí Cao Thị Nụ, tên ông Bùi Văn Ấng trong hồ sơ khác với tên gọi thường ngày của ông cũng là nguyên nhân khó để đủ điều kiện hưởng chế độ (?)

 

Thực tế, như lập luận của ngành LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc, ông Bùi Văn Ấng dù là đúng đối tượng nhưng do khâu thủ tục nên khó có thể được hưởng chế độ da cam. Có điều lạ là mỗi năm, gia đình ông được nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài tỉnh đến thăm, tặng quà động viên nạn nhân CĐDC. Trong khi đó, ông Bùi Văn Ấng lại không được hưởng chế độ do Đảng, Nhà nước quy định cũng như chưa được quan tâm do thủ tục, giấy tờ. Người con thứ 6 của ông hiện mỗi khi trở trời nằm bẹp một chỗ phải có người thuốc thang, chăm sóc, hàng ngày vẫn nằm đó và nuôi hy vọng được hưởng chế độ (?).

 

 

                                                                               Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục