Các bác sỹ tại phòng khám nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám định kỳ cho trẻ nhiễm “H”.

Các bác sỹ tại phòng khám nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám định kỳ cho trẻ nhiễm “H”.

(HBĐT) - Những ngày áp Tết Dương lịch, chúng tôi có dịp cùng các cán bộ của Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng huyện Lương Sơn đến thăm gia đình chị Đặng Thị Q, người đã sống chung với “H“ nhiều năm.

 

Chị Q. biết mình nhiễm HIV khi chồng qua đời vì căn bệnh quái ác này. Sống trong đau khổ, phải chịu sự, kỳ thị... Quãng thời gian đó thật khó khăn với chị và các con. Song nhờ có sự động viên của của cán bộ y tế và các bạn đồng đẳng, chị đã tìm đến các cơ sở điều trị có uy tín. “Được tư vấn, điều trị hiệu quả đến nay, sức khoẻ của tôi đã ổn định. Hiện, tôi đã xin vào làm trong một doanh nghiệp tại địa phương với mức thu nhập khá và sống rất vui vẻ bên các con...”- Chị Q. cho biết. Câu chuyện càng trở nên rôm rả khi chị kể về sự trưởng thành của các con, công việc hàng ngày đều rất suôn sẻ... Đôi mắt ầng ậng nước, đôi bàn tay nắm chặt, bịn rịn của người phụ nữ nhiễm “H“ với các cán bộ của đoàn lúc ra về làm chúng tôi như hiểu thêm những tình cảm chân thành họ dành cho nhau. Những cuộc thăm hỏi như vậy vẫn diễn ra thường xuyên giữa các y, bác sỹ với người nhiễm “H”.

 

“Nhiễm “H“ không phải là cánh cửa cuộc đời đã khép lại”- Đó cũng là tâm sự chung của rất nhiều bệnh nhân “H“ chúng tôi có dịp được gặp gỡ. Song để làm được điều đó, để những người nhiễm HIV còn thấy giá trị ở cuộc sống không phải là điều đơn giản. Trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền và ngay chính trong những cuộc gặp gỡ, cuộc đối thoại, sẻ chia như đã kể ở trên.

 

Bác sỹ Lâm Ngọc Tĩnh - Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS khẳng định: Để thực hiện được mục tiêu của Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS là Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”, rõ ràng, ngoài việc thực hiện công tác phối hợp với việc phòng, chống tệ nạn xã hội, quản lý hiệu quả các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao, vấn đề quan trọng vẫn là công tác tuyên truyền hiệu quả. Trong đó, việc huy động nhân dân cộng đồng trách nhiệm trong công tác phòng, chống HIV/AIDS là hết sức quan trọng. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều chương trình truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi cho nhiều nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh. Ngoài các chương trình tuyên truyền trên báo, đài còn có hoạt động tuyên truyền trực tiếp với các đối tượng có nguy cơ cao như: nghiện chích ma tuý, người bán dâm, tiếp viên nhà hàng, quán bar, người bị nhiễm HIV... với hàng ngàn lượt người tham gia. Lấy tháng hành động quốc gia phòng- chống HIV/AIDS làm cao điểm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tính đến hết ngày 17/12, trên địa bàn toàn tỉnh đã xây dựng 50 cụm panô, treo trên 350 khẩu hiệu, băng zôn, phát 70 triệu tranh gấp, tờ rơi, phát gần 1.000 đĩa truyền thông tuyên truyền về HIV/AIDS... Từ những hoạt động này, nhận thức của người bị nhiễm HIV đã được nâng lên, họ đã bắt đầu chủ động tìm đến các trung tâm, cơ sở y tế để được tư vấn, chăm sóc sức khoẻ cũng như áp dụng các biện pháp để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

 

Bác sỹ Lâm Ngọc Tĩnh cho biết thêm: Bên cạnh đó, hoạt động chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng được đẩy mạnh. Trung tâm luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhờ đó, tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV đạt tỷ lệ cao, giảm sự lây truyền HIV từ mẹ sang con.

 

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS tỉnh đã và đang đóng góp hiệu quả vào mục tiêu “Hướng tới không còn nhiễm mới HIV“

 

 

 

 

                                                                                  Hải Yến

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục