Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta.

(HBĐT) - Chiều 18/2, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố thống nhất các biện pháp xử lý khẩn cấp nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm lây lan trong nước và xâm nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm khác từ nước ngoài vào Việt Nam. Tới dự có đồng chí Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, ngành thành viên BCĐ quốc gia phòng - chống dịch cúm gia cầm. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì điểm cầu trực tuyến tỉnh ta.

 

Theo thông báo của tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2013, tại Trung Quốc, Hồng Kông và vùng lãnh thổ Đài Loan đã có 147 người mắc cúm A/H7N9. Từ đầu năm đến nay, tại Trung Quốc ghi nhận 190 trường hợp mắc mới, trong đó có 19 ca tử vong. Đặc biệt nguy hiểm là vi rút cúm A/H7N9 không gây bệnh lâm sàng trên gia cầm và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh gây khó cho việc phát hiện, giám sát, ứng phó với chủng vi rút này. Tại Việt Nam, dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm cũng đã xuất hiện nhỏ lẻ ở một số địa phương, có 2 trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 tại tỉnh Bình Phước, Đồng Tháp. Hiện nay, nguy cơ các chủng vi rút cúm mới xâm nhập vào Việt Nam thông qua các hoạt động nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm, khách đến từ các nước có dịch là rất cao, nhất là trong thời gian trước và sau Tết Giáp Ngọ.

 

Liên tiếp trong những ngày qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc tăng cường phòng - chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới, công điện về việc tập trung phòng - chống dịch cúm gia cầm và các chúng vi rút cúm gia cầm lây sang người. Theo đó, yêu cầu các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng - chống dịch cúm gia cầm, chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu,nguy cơ lây nhiễm cho người và tác động bất lợi nếu vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập. Bộ NN&PTNT cũng vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.

 

Sau khi nghe ý kiến đề xuất, kiến nghị từ các điểm cầu trực tuyến địa phương, các Bộ, ngành, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đưa ra nhận định: Dịch hiện đang đứng trước nguy cơ ngày càng lan rộng ở nhiều địa phương và hiện tại chưa lên đến “đỉnh dịch”. Đề nghị các Bộ, ngành,  địa phương khẩn trương thực hiện 3 nhóm giải pháp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân biết, có nhận thức đúng, chủ động, tích cực tham gia phòng - chống dịch cúm gia cầm; triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, trong đó lưu ý các biện pháp tiêu độc, khử trùng, kiểm soát vận chuyển gia cầm; có chính sách phù hợp khuyến khích nhân dân tham gia chống dịch cùng lực lượng chức năng, không bán chạy gia cầm bệnh, không giấu dịch. Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện theo 6 nhiệm vụ phòng, chống dịch cúm gia cầm đã được Thủ tướng Chính phủ giao, sớm ban hành kế hoạch hành động ngay trong tháng 2; các lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Công thương, Hải quan bố trí chốt, trạm kiểm soát thực hiện nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm dưới mọi hình thức qua biên giới; giao Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh rà soát các chợ, thực hiện phân tách điểm bán gia cầm sống, tiêu độc khử trùng thường xuyên và khuyến khích thực hiện biện pháp giết mổ an toàn tại lò giết mổ; tổ chức tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn về tình hình dịch cúm gia cầm trong cộng đồng nhằm nâng cao ý thức phòng, tham gia phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị và nhân dân.

 

 

                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục