Các nội dung tuyên truyền về phòng -chống xâm hại tình dục được thể hiện sinh động tại hội thi, hội diễn nghệ thuật. Ảnh: Hội thi gia đình văn hoá huyện Tân Lạc năm 2013.

Các nội dung tuyên truyền về phòng -chống xâm hại tình dục được thể hiện sinh động tại hội thi, hội diễn nghệ thuật. Ảnh: Hội thi gia đình văn hoá huyện Tân Lạc năm 2013.

(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Tân Lạc xôn xao vấn nạn xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em. Những vụ án xảy ra gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh, gia đình, nhà trường và xã hội về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong giai đoạn hiện nay.

 

Người dân xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ đến hành động suy đồi đạo của B.T.A (sinh năm 1998) đối với bé Đ.M.H. Sau khi xem phim sex ở nhà một mình, bản chất thú tính trong con người của B.T.A trỗi dậy. Thấy bé Đ.M.H qua nhà chơi, B.T.A đã dẫn vào nhà và giở trò đồi bại, khi đó, Đ.M.H mới 36 tháng tuổi. Sau khi xong việc, B.T.A dặn dò cháu Đ.M.H không được kể gì với gia đình. Khi về nhà, thấy con có biểu hiện khác thường, gia đình mới gặng hỏi. Sự thật bị phơi bày, B.T.A phải lĩnh án tù 3 năm 6 tháng tù giam.

 

Với trường hợp của B.T.H (xã Quyết Chiến) bị XHTD là do sự thiếu hiểu biết, dễ dãi của bản thân và sự quản lý lỏng lẻo từ phía gia đình. B.T.H và bị cáo B.V.L có tình cảm với nhau và đã quan hệ nam nữ, tuy nhiên thời điểm đó B.T.H chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp của B.T.H đã làm thay đổi suy nghĩ của bậc phụ huynh trong việc giáo dục, quan tâm đến con em mình. Nếu được trang bị đầy đủ kiến thức về SKSSVTN, các kỹ năng sống, chắc rằng B.T.H không phải rơi vào hoàn cảnh như hiện nay. 

 

Đây chỉ là 2 vụ XHTD trẻ em gần đây nhất trên địa bàn huyện Tân Lạc đã được các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý. Theo chị Bùi Thị Hiếu, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc, các trường hợp trẻ em bị XHTD đều nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Ban chỉ đạo chăm sóc, bảo vệ trẻ em của huyện, xã đã đến thăm hỏi nạn nhân, gia đình và trao tiền trợ cấp theo quy định. Đồng thời, Ban thường xuyên cử cán bộ đến gặp nạn nhân tư vấn kỹ năng sống giúp nạn nhân tái hoà nhập với cộng đồng. Theo ghi nhận, các em bị XHTD đều có tâm lý ổn định và đã hoà đồng được với bạn bè, xã hội.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Chăm sóc bảo vệ trẻ em (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: XHTD có nhiều mức độ khác nhau như: động chạm, sờ mó, phô trương làm thỏa mãn, kích thích hoặc quan hệ... nên nhiều khi không thể phát hiện những thay đổi rõ ràng trên cơ thể. Không chỉ trẻ em gái bị XHTD mà cả trẻ em trai cũng là đối tượng của những tên “yêu râu xanh”, có thể là bất kỳ ai đó là người quen biết hoặc không quen biết, thậm chí có trường hợp kẻ xấu này có mối quan hệ gần gũi với trẻ nên ít bị nghi ngờ, để ý, vì cả người nhà lẫn trẻ đều mất cảnh giác với họ. Chính vì vậy, trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ là hết sức quan trọng nhằm để trẻ tự nhận biết, chủ động phòng, chống được các hành vi XHTD.

 

Hàng năm, phòng LĐ- TB & XH thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn, ban, ngành, đoàn thể tổ chức truyền thông về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong đó đã đề cập nhiều đến cách phòng, chống XHTD ở trẻ. Đặc biệt trong tháng vì trẻ em hàng năm, công tác truyền thông được triển khai rộng khắp và nhận được sự vào cuộc của các cấp, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội. Tại các trường phổ thông trên địa bàn, những kiến thức CSSKSS VTN/TN, phòng -chống tai nạn thương tích, XHTD được tuyên truyền phổ biến rộng rãi tại các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt của trường, lớp. Năm vừa qua, huyện đã phối hợp với Cục chăm sóc, bảo vệ trẻ em, Sở LĐ-TB&XH tổ chức 5 buổi truyền thông nâng cao về quyền trẻ em tại các trường THPT, các xã vùng khó khăn trên địa bàn.

 

 

 

                                                                        Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục