Khu vực vệ sinh cốc chén cộng với chế biến đồ ăn của nhiều quán giải khát vỉa hè thường được đặt ngay cạnh khu vực bán hàng.

Khu vực vệ sinh cốc chén cộng với chế biến đồ ăn của nhiều quán giải khát vỉa hè thường được đặt ngay cạnh khu vực bán hàng.

(HBĐT) - Ngon - rẻ - mát mẻ, đó là lý do mà rất nhiều người chọn các loại đồ uống giải khát ở ven đường với oi bức khó chịu của mùa hè mà không mảy may nghĩ đến nguy cơ bị mắc bệnh do vệ sinh không đảm bảo, thậm chí có cả chất độc hại.

 

Tại thành phố Hòa Bình, hình thức kinh doanh quán trà đá vỉa hè bắt đầu rộ lên những năm gần đây, theo quan sát, các quán giải khát vỉa hè này tập trung đông nhất ở các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Cù Chính Lan, Hoàng Văn Thụ, đập thủy điện Hòa Bình, công viên cây xanh ven sông Đà (Phường Tân Thịnh).... là những nơi có nhiều cây xanh, bóng mát. Chỉ với một quầy hàng nho nhỏ, vài ba bộ bàn ghế, mấy bộ cốc, chén, đĩa, mấy sợi dây thừng với một vài tấm vải để làm bạt cùng với tính tình cởi mở, biết pha trò nói chuyện với khách là có thể “mở” được một quán giải khát trà đá vỉa hè ven đường. Hầu như các hàng quán này đều tự phát lại kinh doanh nhỏ lẻ, không qua khâu đăng ký sản xuất - kinh doanh, vì vậy, chính quyền rất khó quản lý và giám sát việc kinh doanh buôn bán.

Với không gian rộng rãi, thoáng mát, nằm cạnh ngã ba gần nhà hàng Hương Cau (đường Trần Hưng Đạo, TPHB) lại nổi tiếng bởi món ốc xào thơm ngậy đậm đà, quán nước trà đá của vợ chồng anh N.V.H. và chị N.T.L., trú tại xóm Trung Minh (TPHB) luôn tấp nập khách, đặc biệt là các bạn trẻ. Ghé vào quán, tôi cũng tự gọi cho mình một ly trà đá kèm theo đĩa hướng dương, lúc ấy cô N.T.L. đang bê bát ốc luộc nóng hổi cho khách, nghe tiếng tôi gọi liền tất tưởi chạy về quầy hàng để pha nước. Theo tôi quan sát, trước đó cô L. cũng đã kịp phủi phủi tay vào quần rồi mới “bốc” đá bỏ vào ly nước, tay kia “bốc” nốt đĩa hướng dương dành cho tôi. Nhìn ly nước trà đá tràn trề, màu mè hấp dẫn, nếu tôi không kịp quan sát được những hành động vừa rồi của cô L. chắc có lẽ tôi cũng sẽ như mọi người ở các bàn xung quanh vô tư thưởng thức “thức uống” này.

Có mặt tại một số quán nước ở công viên cây xanh ven sông Đà và một số quán nước nằm trên trục đường Lê Thánh Tông (gần siêu thị Vì Hòa Bình, TPHB), nhìn cảnh chế biến sát vỉa hè - nơi đông xe cộ qua lại lại là trục đường đang được sửa chữa nên bị ảnh hưởng nhiều của khói, bụi - nhiều người đều không khỏi rùng mình. Thế nhưng, khách hàng vẫn vô tư thưởng thức đồ giải khát. Có thể thấy, mía được róc vỏ sẵn, phơi bên lề đường mù mịt bụi, ruồi nhặng bâu bám, cốc chỉ được tráng qua loa trong chậu nước được dùng đi, dùng lại. Trong khi đó, bản thân chủ hàng cứ tay không mà làm hàng, nên một cốc nước mía được bán với giá trung bình 8.000 đồng, thậm chí còn có giá rẻ... giật mình: 5.000 đồng. Trời nắng nóng, người bán hàng mồ hôi nhễ nhại, thỉnh thoảng lại lấy tay quệt vội những dòng mồ hôi chảy trên mặt, cổ. Dù chứng kiến cảnh mất vệ sinh này, nhiều khách vì khát nên vẫn ngồi uống một cách ngon lành.

Hầu hết, những địa điểm quán nước vỉa hè là những nơi lề đường, lề chợ đông xe cộ qua lại, bị ảnh hưởng nhiều của khói, bụi; nguyên liệu lại không được bảo quản cẩn thận mà chủ yếu là bày tràn lan cho khách hàng dễ nhìn. Rất hiếm khi gặp người bán hàng nào dùng bao tay để chế biến đồ uống cho khách hàng… nên nguy cơ bị các căn bệnh về đường tiêu hóa rất cao. Đá dùng bán nước chủ yếu là loại đá cây nghiền nát, đây là loại đá không đủ vệ sinh an toàn thực phẩm và đã bị cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Trong vai một người sắp mở quán cafe nên cần tìm nguồn cung cấp đá sạch, theo chỉ dẫn của các cô hàng nước trà đá, tôi tìm đến một cơ sở sản xuất đá viên “sạch” ở trên đường Lê Thánh Tông (TPHB) giả vờ hỏi mua với số lượng nhiều, anh công nhân làm việc ở đấy nhìn tôi có ý thăm dò, sau đó, lấy cớ ông chủ đi vắng lại đang bận đi giao hàng cho khách nên không có thời gian trò chuyện cùng tôi. Trong khi đó, cô T.T.D., chủ một quán nước ở công viên ven sông Đà (đường Lý Nam Đế, Phường Tân Thịnh, TPHB) lại cho biết: “ôi, đá nào mà chẳng là một nguồn nước mà ra cả, mới cả khách khứa đến đây có mấy ai quan tâm tới mấy đâu”. Có lẽ, một phần cũng do sự chủ quan của người tiêu dùng nên họ mới không để ý đến nguồn gốc, chất lượng vệ sinh của các loại đồ uống giải khát này.

Trong thời điểm oi bức của mùa hè nhu cầu giải nhiệt của người dân tăng cao, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mắc bệnh tiêu chảy từ thức uống đường phố rất lớn. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, ngoài việc khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác, việc tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan chức năng là rất cần thiết.

 

                                                                             H.T (TTV)

 

     

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục