Chính quyền địa phương và người dân trong xã đang giúp các hộ dân dựng nhà, ổn định cuộc sống nơi ở mới.

Chính quyền địa phương và người dân trong xã đang giúp các hộ dân dựng nhà, ổn định cuộc sống nơi ở mới.

(HBĐT) - Những ngày này, cùng với chính quyền địa phương xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), người dân 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu) tất bật dựng nhà, chuẩn bị sản xuất để sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới thôn Rộc Iểng, xã Đồng Tâm.

 

Được biết, hai xã Tân Mai, Phúc Sạn do bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 5 năm 2007, mưa lũ lớn kéo dài gây lũ quét, sạt lở đất, đá, làm chết 4 người, hàng trăm ngôi nhà bị lũ cuốn trôi và sập đổ hoàn toàn, nhiều ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng. Hơn 100 ha đất canh tác bị đất, đá vùi lấp không còn khả năng canh tác, trên 250 ha lưồng đang thời kỳ thu hoạch bị sạt lở và trôi gốc, nhiều gia súc, gia cầm, lương thực bị lũ cuốn trôi, giao thông bị ách tắc... Qua khảo sát thực tế tại địa phương  năm 2007, số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của lở đất, đá lăn và lũ quét trong mùa mưa lũ là 652 hộ, trong đó, Tân Mai 249 hộ, Phúc Sạn 403 hộ.

 

Với thực tế trên, việc di chuyển các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng đến nơi ở an toàn là rất cần thiết và cấp bách. UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng khu tái định cư để di dân vùng sạt lở hai xã Tân Mai, Phúc Sạn đến tái định cư, ổn định cuộc sống lâu dài tại 3 nông trường: Sông Bôi, Thanh Hà và 2/9. Trong đó, xây dựng khu tái định cư tại Đội 4, nông trường Sông Bôi xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) để di chuyển 120 hộ dân đến tái định cư. Dự án được triển khai xây dựng từ tháng 9/2011 đến nay đã hoàn thành các hạng mục cơ sở thiết yếu. Ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Khu tái định cư Rộc Iểng rộng 87, 6 ha với tổng mức đầu tư trên 83 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp cùng chủ đầu tư dự án khẩn trương xây dựng và nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục công trình như san lấp mặt bằng, đường giao thông, nhà lớp học, nhà văn hoá, điện, nước sinh hoạt và đất sản xuất để nhân dân sớm ổn định cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài. Mỗi hộ dân được cấp 300 m2 đất ở, 5.000 m2 đất sản xuất và tiền hỗ trợ theo quy định.

 

Ngay trong buổi bàn giao và tiếp nhận, huyện Lạc Thuỷ đã huy động gần 500 người gồm lực lượng dân quân, công an, BCH quân sự huyện, cán bộ chiến sĩ Kho K23, K63 đơn vị T.Ư đóng quân trên địa bàn huyện và nhân dân xã Đồng Tâm đến giúp đỡ các hộ dân dọn dẹp đồ đạc, dựng nhà. Ngay trong ngày đầu tiên, với sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, sự nỗ lực của các hộ dân, nhiều ngôi nhà mới đã được dựng lên. Ông Bùi Văn Tuấn, xã Tân Mai phấn khởi cho biết: Nhờ có chính sách ưu tiên chúng tôi mới có được nơi ở mới khang trang, không còn lo cảnh bị sạt lở đất, lũ cuốn trôi mỗi khi có mưa bão như trước đây nữa. Có chỗ ở ổn định rồi, gia đình tôi cũng như các hộ dân cùng nhau lao động sản xuất, chi tiêu tiết kiệm để tích lũy tái đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, từng bước ổn định cuộc sống nơi ở mới.

 

Ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết thêm: Trong thời gian tới, huyện sẽ thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng khu tái định cư theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt; thực hiện khai hoang, cấp đất sản xuất cho người dân, đồng thời cấp phát lương thực đầy đủ cho người dân đúng thời gian theo thỏa thuận. Cùng với việc phát triển kinh tế, huyện chỉ đạo cấp ủy, chính quyền xã triển khai thực hiện tốt các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, AN-QP, đồng thời thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giúp người dân ổn định cuộc sống, phát triển và làm giàu trên vùng quê mới.

 

 

                                                                          Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục