Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội trường.

(HBĐT) - Ngày 28/10, Quốc hội nghe Tờ trình về dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Báo cáo thẩm tra dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Hộ tịch. Góp ý vào Dự thảo Luật các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Luật Hộ tịch. Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hòa Bình góp ý vào các nội dung cụ thể, đó là:

 

Thứ nhất, về thẩm quyền đăng ký hộ tịch được quy định tại Điều 5 của Dự thảo Luật. Tôi hoàn toàn thống nhất với Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật về việc quy định giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký đối với một số sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới, đất liền để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài khác sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, cá nhân tôi nhận thấy các nội dung quy định tại Điều 5, Chương I đã thể hiện đầy đủ thẩm quyền về đăng ký hộ tịch, nếu gọi đầy đủ là đăng ký sự kiện hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã cũng như Ủy ban nhân dân cấp huyện. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung tại các Chương II, Chương III, theo tôi để ngắn gọn và tránh trùng lặp thì không nhất thiết phải nhắc lại những nội dung đã có ở Chương I. Vì vậy, tôi kiến nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét, loại bỏ đi 5 điều thuộc Chương II, cụ thể là các Điều 13, 17, 19, 24, 32, quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, đăng ký nhận cha, mẹ, con nuôi với công dân Việt Nam của Ủy ban nhân dân cấp xã. Vì các nội dung này đều đã được quy định tại Khoản 1, Điều 5, Chương I.

 

Tương tự, xem xét, loại bỏ đi 5 điều thuộc Chương III, cụ thể là các Điều 35, 37, 39, 43, 51, quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, đăng ký nhận cha, mẹ, con nuôi đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài. Vậy, theo tôi có thể giảm bớt được 10 điều của dự thảo luật mà không gây ảnh hưởng gì tới các nội dung, cũng như phạm vi điều chỉnh của luật. Vì các điều này không quy định điều gì mới so với nội dung của Điều 5, Chương I. Đồng thời, để đảm bảo tính logic, cần đổi tên các Mục 1, Chương III, hiện đang là "đăng ký khai sinh" thành "đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài", tương tự với các Mục 2, 3, 4.

 

Thứ hai, về việc cấp giấy khai sinh được quy định tại Điều 16, 36. Tôi thống nhất với loại ý kiến thứ nhất của các đại biểu Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như các phân tích các đại biểu đã nêu. Tuy nhiên, về trách nhiệm đăng ký khai sinh và các thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại các Điều 15, 16.  Tôi cho rằng cần quy định cụ thể trong luật thủ tục và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi. Có thể nói, các nội dung về thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em đã được quy định và các trường hợp, kể cả trường hợp trẻ em ngoài giá thú bị bỏ rơi hoặc sinh theo phương pháp khoa học đã được quy định tại Khoản 1, Điều 16. Tuy nhiên, để đảm bảo chặt chẽ hơn nữa, Dự thảo Luật còn đưa ra Khoản 3, Điều 16 trong đó có nêu Chính phủ sẽ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định một bên cha, mẹ trẻ sinh ra trong mang thai hộ. Theo tôi nên quy định chi tiết luôn cho các trường hợp này trong luật.

 

Đây là một dự án luật có phạm vi điều chỉnh vô cùng lớn, tác động đến mọi người dân theo suốt chiều dài cuộc sống và gắn với những sự kiện quan trọng nhất của đời người. Dự án Luật Hộ tịch có một vị trí quan trọng tạo một cơ chế thể hiện sự trân trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền con người, quyền công dân thiết yếu của mỗi cá nhân và sự cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp về việc ban hành bằng luật những vấn đề quyền con người. Vì vậy, tôi mong Ban soạn thảo bổ sung các quy định thật cụ thể và khả thi vào Chương VI về trách nhiệm cũng như các chế tài, các hình thức thanh tra, kiểm tra, xỷ lý đối với các cơ quan chức năng và các cá nhân có trách nhiệm, nếu để buông lỏng quản lý dẫn tới việc không đảm bảo các quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của các cá nhân mà đặc biệt việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ ngoài giá thú, trẻ lang thang cơ nhỡ để đảm bảo chấm dứt những hiện tượng như đã nêu ở trên.

 

 

                  

                                    Bích Ngọc

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (Thực hiện)

 

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục